Chuyển Đổi Mô Hình Trồng Cây Xạ Đen Trên Đất Trung Du

Trước nguy cơ cây xạ đen bị khai thác cạn kiệt ở những khu rừng già, trong xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sau nhiều năm canh tác trên các thửa ruộng khô nước, ông Sơn quyết định làm lễ "kết duyên" cây xạ đen với mảnh đất quê mình.
Từ lâu, cây xạ đen (Celastrus hindsu Benth), dân gian thường gọi là cây dây gổi, quả nâu,… được xem là một loại cây thuốc nam mọc tự nhiên trong các khu rừng già của nước ta. Cây xạ đen không chỉ có tác dụng về mặt y học trong việc chữa trị mụn nhọt, tiêu viêm, giải độc, ung thư mà còn có giá trị về mặt kinh tế.
Và đây cũng là loại cây xoá đói giảm nghèo ở một số địa phương. Có một hộ gia đình trong mấy năm qua đã mạnh dạn trồng loại cây này trên mảnh đất quê. Đó là gia đình ông Nguyễn Văn Sơn ở khu 3 xã Ấm Hạ- Hạ Hoà- Phú Thọ.
Trước nguy cơ cây xạ đen bị khai thác cạn kiệt ở những khu rừng già, trong xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sau nhiều năm canh tác trên các thửa ruộng khô nước, ông Sơn quyết định làm lễ "kết duyên" cây xạ đen với mảnh đất quê mình. Không do dự trước việc loại cây quý hiếm này có sống và phát triển ở đất lạ hay không, ông Sơn lặn lội sang Hoà Bình, nơi có nhiều giống cây xạ đen để mua cây giống. Quyết tâm đưa cây xạ đen về vùng đất trung du Phú Thọ.
Với đặc tính sinh học của cây xạ đen đây là loại cây dạng bụi leo, dễ trồng, không "khó tính" như một số loại cây khác nên cây xạ đen khi đặt vào hai thửa ruộng hơn 2 sào của nhà ông Sơn lập tức bén rễ sau vài tuần. Mầm non của cây xạ đen mọc tua tủa chuẩn bị leo giàn.
Khi cây xạ đen đã lên thành dạng dây dài 3- 10 m, ông Sơn tận dụng cành tre và thân các cây cau, cây sấu... dùng làm giàn leo cho cây xạ. Dần dần, hai thửa ruộng của gia đình ông Sơn đã là một khu vườn xanh tốt những cành lá xạ đen với hơn 200 gốc.
Đến mùa thu hoạch xạ đen, gia đình ông Sơn cũng học và thực hiện chế biến sản phẩm của cây xạ đen ngay tại ruộng nhà. Thân và cành cây xạ đen được chặt về phơi khô, chặt ngắn bằng hai đốt tay, lá xạ đen phơi khô tất cả cho lên chảo sao vàng thơm để dùng làm thuốc nam.
Trong thời gian đầu, các sản phẩm từ cây xạ đen mặc dù thị trường tiêu thụ rất lớn song gia đình ông Sơn không bán nơi xa mà bán cho nhân dân quanh vùng nhằm một mặt để cho nhân dân hiểu được công năng và tác dụng của loại cây quí này đồng thời tuyên truyền cho dân về cách thức trồng xạ đen.
Những năm sau, sản phẩm xạ đen của gia đình ông Sơn được bán cho thị trường ở xa với giá trị kinh tế hấp dẫn. Với giá thị trường trong mấy năm nay, loại cành và thân xạ đen mà gia đình ông Sơn bán được với giá trung bình giao động từ 120.000-150.000 đồng/kg, còn sản phẩm từ lá khô có giá từ 150.000- 170.000 đồng/kg. Điều đó góp phần tăng giá trị thu nhập cho gia đình ông trong những năm qua.
Hiện nay, cây xạ đen ngày càng bén rễ, càng "thuỷ chung" với ruộng đất của gia đình ông Sơn. Còn ông Sơn một mặt vẫn kiên trì và phát triển vườn cây quí này, mặt khác, ông không ngừng tuyên truyền và hướng dẫn dân làng trồng loại cây thuốc "cứu người" này ở vườn nhà.
Có thể bạn quan tâm

Vào thời điểm này, nông dân trên địa bàn tỉnh đang bước vào thu hoạch rộ vụ lúa Hè thu 2013. Do lượng lúa nhiều, dẫn đến tình trạng quá tải tại nhiều lò sấy lúa.

Năng động và nhạy bén, bước đầu họ đã thu được những thành công trên con đường làm giàu chính đáng. Thành công của họ không chỉ mang lại thu nhập cho bản thân mà còn mở ra các hướng làm ăn, tạo việc làm cho thanh niên ở khu vực nông thôn Kiên Giang.

Chỉ với diện tích 1 sào mặt nước, anh Lê Thanh Tịnh ở thôn Hoà Diêm, xã Cam Thịnh Đông, thị xã Cam Ranh đã đầu tư sản xuất mang lại thu nhập trên 230 triệu đồng/vụ. Cách làm của anh mới, dễ áp dụng và gần gũi với bà con ngư dân, đó là nuôi ốc hương thương phẩm trong ao đất.

Ngày 15-6, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, nguyên nhân cá dìa, kình nuôi xen ghép trên phá Tam Giang bị chết là do năm 2012 thời tiết không xảy ra mưa lũ nên các ao, hồ trước khi thả nuôi con giống không được rửa sạch; nắng nóng kèm theo mưa giông những ngày qua là điều kiện thuận lợi cho các loại ký sinh trùng gây hại sinh sôi. Ngoài ra, các hộ nuôi thả cá với mật độ quá dày 15-20 con/m², trong khi quy định cá dìa, kình thả 2 con/m² khiến cá chậm lớn, bị ngạt và sinh ra dịch bệnh.

Thông tin từ các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, sau một thời gian dài thịt heo hơi giảm giá mạnh xuống còn 33 – 34 ngàn đồng/kg, khoảng 10 ngày trở lại đây, giá heo trên địa bàn tỉnh đã tăng trở lại, lên mức từ 37 – 40 ngàn đồng/kg, tăng từ 3 – 5 ngàn đồng/kg.