Chuyển Đổi Mô Hình Trồng Cây Xạ Đen Trên Đất Trung Du

Trước nguy cơ cây xạ đen bị khai thác cạn kiệt ở những khu rừng già, trong xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sau nhiều năm canh tác trên các thửa ruộng khô nước, ông Sơn quyết định làm lễ "kết duyên" cây xạ đen với mảnh đất quê mình.
Từ lâu, cây xạ đen (Celastrus hindsu Benth), dân gian thường gọi là cây dây gổi, quả nâu,… được xem là một loại cây thuốc nam mọc tự nhiên trong các khu rừng già của nước ta. Cây xạ đen không chỉ có tác dụng về mặt y học trong việc chữa trị mụn nhọt, tiêu viêm, giải độc, ung thư mà còn có giá trị về mặt kinh tế.
Và đây cũng là loại cây xoá đói giảm nghèo ở một số địa phương. Có một hộ gia đình trong mấy năm qua đã mạnh dạn trồng loại cây này trên mảnh đất quê. Đó là gia đình ông Nguyễn Văn Sơn ở khu 3 xã Ấm Hạ- Hạ Hoà- Phú Thọ.
Trước nguy cơ cây xạ đen bị khai thác cạn kiệt ở những khu rừng già, trong xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sau nhiều năm canh tác trên các thửa ruộng khô nước, ông Sơn quyết định làm lễ "kết duyên" cây xạ đen với mảnh đất quê mình. Không do dự trước việc loại cây quý hiếm này có sống và phát triển ở đất lạ hay không, ông Sơn lặn lội sang Hoà Bình, nơi có nhiều giống cây xạ đen để mua cây giống. Quyết tâm đưa cây xạ đen về vùng đất trung du Phú Thọ.
Với đặc tính sinh học của cây xạ đen đây là loại cây dạng bụi leo, dễ trồng, không "khó tính" như một số loại cây khác nên cây xạ đen khi đặt vào hai thửa ruộng hơn 2 sào của nhà ông Sơn lập tức bén rễ sau vài tuần. Mầm non của cây xạ đen mọc tua tủa chuẩn bị leo giàn.
Khi cây xạ đen đã lên thành dạng dây dài 3- 10 m, ông Sơn tận dụng cành tre và thân các cây cau, cây sấu... dùng làm giàn leo cho cây xạ. Dần dần, hai thửa ruộng của gia đình ông Sơn đã là một khu vườn xanh tốt những cành lá xạ đen với hơn 200 gốc.
Đến mùa thu hoạch xạ đen, gia đình ông Sơn cũng học và thực hiện chế biến sản phẩm của cây xạ đen ngay tại ruộng nhà. Thân và cành cây xạ đen được chặt về phơi khô, chặt ngắn bằng hai đốt tay, lá xạ đen phơi khô tất cả cho lên chảo sao vàng thơm để dùng làm thuốc nam.
Trong thời gian đầu, các sản phẩm từ cây xạ đen mặc dù thị trường tiêu thụ rất lớn song gia đình ông Sơn không bán nơi xa mà bán cho nhân dân quanh vùng nhằm một mặt để cho nhân dân hiểu được công năng và tác dụng của loại cây quí này đồng thời tuyên truyền cho dân về cách thức trồng xạ đen.
Những năm sau, sản phẩm xạ đen của gia đình ông Sơn được bán cho thị trường ở xa với giá trị kinh tế hấp dẫn. Với giá thị trường trong mấy năm nay, loại cành và thân xạ đen mà gia đình ông Sơn bán được với giá trung bình giao động từ 120.000-150.000 đồng/kg, còn sản phẩm từ lá khô có giá từ 150.000- 170.000 đồng/kg. Điều đó góp phần tăng giá trị thu nhập cho gia đình ông trong những năm qua.
Hiện nay, cây xạ đen ngày càng bén rễ, càng "thuỷ chung" với ruộng đất của gia đình ông Sơn. Còn ông Sơn một mặt vẫn kiên trì và phát triển vườn cây quí này, mặt khác, ông không ngừng tuyên truyền và hướng dẫn dân làng trồng loại cây thuốc "cứu người" này ở vườn nhà.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện chương trình xúc tiến thương mại của ngành nông nghiệp trong năm 2013, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đang thực hiện dự án “Ứng dụng hệ thống chất lượng xây dựng vùng sản xuất nhãn xuồng cơm vàng” tại xã Hòa Hiệp (huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) với tổng kinh phí gần 900 triệu đồng.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, người nuôi cá và các ngành chức năng đang bối rối khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố phán quyết cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần 8 (POR8) đối với mặt hàng cá tra philê đông lạnh của Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn từ 1-8-2010 đến 31-7-2011. Theo đó, mức thuế tăng rất cao khiến cá tra Việt Nam khó có thể xuất khẩu được vào thị trường Mỹ.

Trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây sắn (khoai mì), ngoài biện pháp giống thì phân bón - đặc biệt là các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng suất cao, cải thiện nâng cao độ phì nhiêu bền vững cho đất.

Mấy năm gần đây, tại Việt Nam, nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) đang lấn át tôm sú và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong XK. Việc người dân dần chuyển sang nuôi TTCT phải chăng là xu hướng tất yếu.

Hiện nay, nhờ các nỗ lực trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm gắn với quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại, rau an toàn VietGAP của Tổ hợp tác rau an toàn Long Thuận, thị xã Gò Công (Tiền Giang) đã chiếm lĩnh thị trường, được nhiều đơn vị kinh tế như: HTX nông nghiệp Phú Lộc (Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh), Công ty TNHH Lực Điền... bao tiêu. Đây là một tin vui không chỉ riêng đối với tổ viên Tổ hợp tác mà còn thiết thực thúc đẩy phong trào trồng rau an toàn Viet GAP tại Tiền Giang.