Chuyển Đổi Mô Hình Trồng Cây Xạ Đen Trên Đất Trung Du

Trước nguy cơ cây xạ đen bị khai thác cạn kiệt ở những khu rừng già, trong xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sau nhiều năm canh tác trên các thửa ruộng khô nước, ông Sơn quyết định làm lễ "kết duyên" cây xạ đen với mảnh đất quê mình.
Từ lâu, cây xạ đen (Celastrus hindsu Benth), dân gian thường gọi là cây dây gổi, quả nâu,… được xem là một loại cây thuốc nam mọc tự nhiên trong các khu rừng già của nước ta. Cây xạ đen không chỉ có tác dụng về mặt y học trong việc chữa trị mụn nhọt, tiêu viêm, giải độc, ung thư mà còn có giá trị về mặt kinh tế.
Và đây cũng là loại cây xoá đói giảm nghèo ở một số địa phương. Có một hộ gia đình trong mấy năm qua đã mạnh dạn trồng loại cây này trên mảnh đất quê. Đó là gia đình ông Nguyễn Văn Sơn ở khu 3 xã Ấm Hạ- Hạ Hoà- Phú Thọ.
Trước nguy cơ cây xạ đen bị khai thác cạn kiệt ở những khu rừng già, trong xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sau nhiều năm canh tác trên các thửa ruộng khô nước, ông Sơn quyết định làm lễ "kết duyên" cây xạ đen với mảnh đất quê mình. Không do dự trước việc loại cây quý hiếm này có sống và phát triển ở đất lạ hay không, ông Sơn lặn lội sang Hoà Bình, nơi có nhiều giống cây xạ đen để mua cây giống. Quyết tâm đưa cây xạ đen về vùng đất trung du Phú Thọ.
Với đặc tính sinh học của cây xạ đen đây là loại cây dạng bụi leo, dễ trồng, không "khó tính" như một số loại cây khác nên cây xạ đen khi đặt vào hai thửa ruộng hơn 2 sào của nhà ông Sơn lập tức bén rễ sau vài tuần. Mầm non của cây xạ đen mọc tua tủa chuẩn bị leo giàn.
Khi cây xạ đen đã lên thành dạng dây dài 3- 10 m, ông Sơn tận dụng cành tre và thân các cây cau, cây sấu... dùng làm giàn leo cho cây xạ. Dần dần, hai thửa ruộng của gia đình ông Sơn đã là một khu vườn xanh tốt những cành lá xạ đen với hơn 200 gốc.
Đến mùa thu hoạch xạ đen, gia đình ông Sơn cũng học và thực hiện chế biến sản phẩm của cây xạ đen ngay tại ruộng nhà. Thân và cành cây xạ đen được chặt về phơi khô, chặt ngắn bằng hai đốt tay, lá xạ đen phơi khô tất cả cho lên chảo sao vàng thơm để dùng làm thuốc nam.
Trong thời gian đầu, các sản phẩm từ cây xạ đen mặc dù thị trường tiêu thụ rất lớn song gia đình ông Sơn không bán nơi xa mà bán cho nhân dân quanh vùng nhằm một mặt để cho nhân dân hiểu được công năng và tác dụng của loại cây quí này đồng thời tuyên truyền cho dân về cách thức trồng xạ đen.
Những năm sau, sản phẩm xạ đen của gia đình ông Sơn được bán cho thị trường ở xa với giá trị kinh tế hấp dẫn. Với giá thị trường trong mấy năm nay, loại cành và thân xạ đen mà gia đình ông Sơn bán được với giá trung bình giao động từ 120.000-150.000 đồng/kg, còn sản phẩm từ lá khô có giá từ 150.000- 170.000 đồng/kg. Điều đó góp phần tăng giá trị thu nhập cho gia đình ông trong những năm qua.
Hiện nay, cây xạ đen ngày càng bén rễ, càng "thuỷ chung" với ruộng đất của gia đình ông Sơn. Còn ông Sơn một mặt vẫn kiên trì và phát triển vườn cây quí này, mặt khác, ông không ngừng tuyên truyền và hướng dẫn dân làng trồng loại cây thuốc "cứu người" này ở vườn nhà.
Có thể bạn quan tâm

Với gần 24.000 ha, cây ngô đang là một trong những cây chủ lực trong kinh tế nông nghiệp của huyện Sông Mã - Sơn La, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương.

Với đặc điểm thời tiết nắng nóng, về mùa hè, các loại rau ôn đới như su hào, cải bắp, súp lơ, các loại cải… trên thị trường Hà Nội trở nên khan hiếm, có cầu mà không có cung.

Theo nhận định của một số thương gia, nhiều khả năng trong vài tuần tới, Trung Quốc có thể lại cho buôn bán gạo qua đường tiểu ngạch, qua đó hỗ trợ thêm cho giá lúa gạo ở ĐBSCL.

Cơ cấu giống vụ này, giống lúa Jasmine 85 chiếm tỷ lệ 3,1%, giống lúa IR 50404 chiếm tỷ lệ 25,9% (giống lúa chất lượng thấp này giảm 3,9% so với cùng kỳ 2013) và còn lại là giống lúa chất lượng cao (OM 4218, OM 5451...) chiếm tỷ lệ trên 70%.

Sáng nay (30/8), phường Thủy Biều (Thừa Thiên Huế) tổ chức lễ hội thanh trà lần IV-2014, thu hút hàng trăm lượt khách đến tham dự và mua sản phẩm. Chị Phan Thanh Lê, ở đường Hồ Đắc Di (Huế) chọn mua hơn 10 quả thanh trà và 5 quả bưởi.