Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Cù Lao Chàm

Phòng Kinh tế thành phố - đơn vị lập dự án cho biết, trên 2,15ha tại cánh đồng Chùa sẽ giữ lại 1,57ha lúa, số diện tích còn lại được quy hoạch để trồng cây lâu năm, cây dược liệu, trồng rau, màu, hoa và xây dựng hồ nước tưới kết hợp tạo cảnh quan du lịch.
Cánh đồng Chùa trong nhiều năm qua được người dân trồng lúa với hiệu quả rất thấp do phụ thuộc vào nước trời. Nhiều diện tích bị bỏ hoang, dẫn đến mất cảnh quan, ảnh hưởng môi trường du lịch Cù Lao Chàm.
Việc triển khai phương án nhằm tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo cảnh quan du lịch, phát triển kinh tế xã đảo.
Có thể bạn quan tâm

Để kịp phục vụ Tết Nguyên đán, cuối tháng 6 đầu tháng 7 (âm lịch), các hộ trồng kiệu đã bắt đầu xuống giống. Năm nay, thời tiết khá thuận lợi, người trồng kiệu hy vọng vào một vụ mùa bội thu.

Giá nhiều loại lúa và gạo nguyên liệu xuất khẩu tại ĐBSCL hiện tiếp tục tăng thêm khoảng 100 - 300 đồng/kg so với cách nay hơn 1 tuần.

Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) ở xã Tân Long (Mang Thít - Vĩnh Long) đang chứng minh hiệu quả khi năng suất lúa và diện tích không ngừng tăng. Qua hơn 4 năm triển khai, mô hình đã đóng góp lợi nhuận cho nông dân tham gia trên 100 tỷ đồng.

Nhiều hộ nông dân ở thôn Cây Hồng, Gia Cát (Cao Lộc) trồng và chăm sóc cây mận lai ghép với cây táo đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Xác định cam sành là một trong những cây trồng thế mạnh, Tam Bình (Vĩnh Long) đang hỗ trợ giống sạch bệnh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhằm tiến tới khôi phục lại diện tích trồng.