Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Cù Lao Chàm

Phòng Kinh tế thành phố - đơn vị lập dự án cho biết, trên 2,15ha tại cánh đồng Chùa sẽ giữ lại 1,57ha lúa, số diện tích còn lại được quy hoạch để trồng cây lâu năm, cây dược liệu, trồng rau, màu, hoa và xây dựng hồ nước tưới kết hợp tạo cảnh quan du lịch.
Cánh đồng Chùa trong nhiều năm qua được người dân trồng lúa với hiệu quả rất thấp do phụ thuộc vào nước trời. Nhiều diện tích bị bỏ hoang, dẫn đến mất cảnh quan, ảnh hưởng môi trường du lịch Cù Lao Chàm.
Việc triển khai phương án nhằm tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo cảnh quan du lịch, phát triển kinh tế xã đảo.
Có thể bạn quan tâm

Cây râu mèo là vị thuốc đông y có tác dụng điều trị bệnh sỏi thận, tăng bài tiết, hạ đường huyết… Râu mèo được trồng nhiều tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Theo Viện Dược liệu, hằng năm nước ta nước phải nhập khẩu hàng chục tấn dược liệu cây râu mèo từ Trung Quốc, Campuchia.

Sau ba năm cùng gia đình rời thành phố ồn ào, náo nhiệt về chốn miền quê làm rau sạch với hy vọng thoát nghèo, nhờ biết xác định đúng đối tượng cây, con cũng như biết áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nên đến nay, anh Khống Phúc Vịnh (phường Phước Hải, TP Nha Trang, Khánh Hòa) đã khá thành công với mô hình này.

Sáng 16/4/2014, Hội Nông dân huyện Bình Tân (Vĩnh Long) tổ chức hội nghị triển khai quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân”. Đến dự có ông Nguyễn Đức Hạnh- Phó Trưởng Bộ môn Bảo quản và chế biến- Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương; lãnh đạo một số ban ngành huyện; các đơn vị và cá nhân có liên quan.

Sáng ngày 20/4, tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã tổ chức ký kết phương án chia sản phẩm giữa hộ gia đình, cá nhân góp quyền sử dụng đất để hợp tác kinh doanh cao su với các Công ty cổ phần cao su trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Theo thông tin từ Phòng Kinh tế huyện Bắc Hà (Lào Cai), sản lượng atisô tươi năm 2014 toàn huyện ước đạt 300 tấn, tăng hơn 200 tấn so với năm 2013.