Chuyển Đất Trồng Lúa Sang Trồng Dưa

Do hạn hán kéo dài, không đủ nước sản xuất lúa nên vụ hè-thu năm nay, anh Lê Quang Thành, thôn Láng Me, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) đã chuyển đổi 9 sào ruộng lúa nước sang trồng dưa hồng xiêm.
Anh Thành cho biết, diện tích ruộng lúa vốn hưởng nước từ hồ Sông Trâu, do hiện nay mực nước xuống thấp, không đủ nước tưới nên gia đình đã chủ động thuê máy bơm và chuyển toàn bộ 9 sào ruộng sản xuất lúa qua trồng dưa hồng xiêm. Đây là năm thứ 3 anh Thành thực hiện mô hình chuyển đổi này. Dưa trồng từ tháng 6 đến khoảng tháng 8 là có thể cho thu hoạch, mỗi vụ dưa sau khi trừ đi chi phí anh còn thu lãi khoảng 23 triệu đồng/sào.
Có thể bạn quan tâm

Hẹ là một loại rau ăn lá phổ biến, được nông dân trồng nhiều vì vốn đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế cao hơn các loại rau ăn lá khác.

Trang trại rộng chưa đến 2.000 m2, song là nơi cư trú của hàng ngàn con dúi, hơn trăm con hon cùng lúc nhúc rắn rết, cóc nhái, kỳ đà... Điều đặc biệt, tất cả các loài động vật mới nghe tên đã rùng mình ấy đều được nuôi bằng cách thức kỳ lạ, nhưng mang lại cho chủ nhân của chúng mỗi năm cả tỉ đồng.

Chủ Công ty Volga - Việt, người mang ý tưởng táo bạo thực hiện việc sản xuất nông nghiệp với tầm cỡ lớn đầu tiên ở Nga là ông Dương Hải An. Ông cho rằng, việc đầu tư vào nông nghiệp, ban đầu có thể chưa thu lãi được ngay, có thể lãi suất chưa cao, nhưng nó mang tính ổn định, lâu dài, tạo chỗ đứng và vị thế cho người Việt trên nước bạn...

Để đảm bảo ổn định nguồn cá tra nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, năm 2012, ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp xây dựng kế hoạch phát triển vùng cá tra lên 2.176 ha, đảm bảo sản lượng ổn định 350.000 tấn cá nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu của các nhà máy chế biến.

au một đêm, hàng tấn cá nuôi chết trắng nổi khắp mặt hồ. Tình trạng trên đã diễn ra từ vài ngày nay gây thiệt hại lớn cho hộ nuôi cá, đồng thời khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.