Chuyện dài về thanh long

Theo thời gian, nông dân cũng ồ ạt phát triển diện tích thanh long ngay cả trên đất lúa. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 24.000 ha thanh long, với sản lượng 550.000 tấn/năm, chủ yếu xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Trong khi đó, các nước láng giềng đều trồng thanh long, đặc biệt Trung Quốc với diện tích khoảng 27.000 ha tại 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây.
Một doanh nghiệp tại Bình Thuận cho hay, chính vì buôn bán theo đường không chính ngạch, giao hàng theo hình thức hàng đến chợ rồi mới thỏa thuận giá. Các doanh nghiệp không làm chủ việc định giá sản phẩm, mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp cũng như nông dân. Bởi doanh nghiệp gần như lệ thuộc hoàn toàn ở phía đối tác về giá mua và sản lượng tiêu thụ. Tình trạng ép giá thường xuyên xảy ra, khiến các doanh nghiệp và nông dân trồng thanh long thua thiệt.
Cụ thể, những ngày gần đây, hàng nghìn xe các mặt hàng nông sản đang ùn tắc tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Phần lớn thanh long của tỉnh Bình Thuận được xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch này. Vì vậy, việc ùn tắc ở cửa khẩu đã ảnh hưởng mạnh đến giá thanh long Bình Thuận những ngày qua, dao động từ 9.000 - 11.000 đồng/kg, giảm 5.000 - 8.000 đồng so với tháng trước.
Đối với các thị trường lớn có tiềm năng lớn như Mỹ, Canada, Nhật Bản, châu Âu… đòi hỏi tất cả các khâu phải đạt chuẩn theo qui định từ trồng, hệ thống thu mua, đóng gói và bảo quản. Trong khi đó, một số doanh nghiệp thu mua thanh long Bình Thuận vẫn chưa đạt các quy trình này để mở rộng thị trường cao cấp.
Tại diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt kiều và doanh nghiệp trong nước vừa tổ chức mới đây, đã nêu các mặt hạn chế của mặt hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam (kể cả thanh long) tại thị trường nước ngoài như sau: thanh long bán tại siêu thị không có bao bì, thời gian bảo quản chưa dài ngày.
Vì vậy, thanh long Thái Lan chiếm lĩnh thị hiếu người tiêu dùng tại nước ngoài, bởi nhãn mác và bao bì với thời gian bảo quản lâu hơn. Không chỉ yếu về công nghệ bảo quản mà cách tiếp thị, bán hàng của nông sản Việt Nam ở nước ngoài vẫn còn thụ động.
Từ dẫn chứng trên, chúng ta thấy thị trường thanh long đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt về số lượng do các nước láng giếng đã và đang trồng lẫn chất lượng cũng như cách tiếp thị sản phẩm trước thách thức của thị trường xuất khẩu.
Thiết nghĩ, để thị trường thanh long vươn xa hơn và phát triển bền vững, các cơ quan quan chức năng, doanh nghiệp phải đẩy mạnh sản xuất thanh long đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của từng thị trường, cần chú ý đầu tư xử lý sau thu hoạch để kéo dài thời gian bảo quản đảm bảo vận chuyển thanh long xuất khẩu sang các thị trường xa. Một yếu tố không kém phần quan trọng là tăng cường công tác quảng bá để mở rộng thị trường xuất khẩu thanh long giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Với cách tiếp thị bán hàng của doanh nghiệp nước ta tại nước ngoài chưa được tốt, làm chúng tôi nghĩ đến Campuchia, một đất nước “không tên tuổi” về xuất khẩu gạo trên thế giới. Vậy mà, 3 năm liền (2012, 2013, 2014) gạo Campuchia đạt danh hiệu “gạo ngon nhất thế giới” vươn đến thị trường khó tính. Từ câu chuyện làm ăn của nước bạn đáng để chúng ta suy nghĩ và thay đổi tư duy trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng.
Có thể bạn quan tâm

Cá bố mẹ được chọn từ các ao nuôi thương phẩm hoặc các ao nuôi cá hậu bị của trại giống. Chọn cá bố mẹ khỏe mạnh, không bị trầy xước, có trọng lượng khoảng 600 - 1.200 g. Cá có trọng lượng khoảng 700 g có sức sinh sản tốt nhất.

Hiện nay là thời điểm lúa mùa đang sinh trưởng mạnh, đồng thời cũng là giai đoạn khá nhiều loại sâu bệnh hại lúa như sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bọ xít, rầy… phát triển mạnh. Trong hơn 10 ngày qua thời tiết không thuận lợi, liên tục có mưa khiến cho việc phun thuốc phòng trừ không đạt hiệu quả cao. Nhiều địa phương đã xuất hiện sâu bệnh hại lúa với mật độ khá cao, trong đó có huyện Tam Nông.

Vừa qua, đoàn công tác do đồng chí Hoàng Công Thủy - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế tình hình sâu bệnh hại lúa mùa năm 2015 tại thị trấn Thanh Thủy. Cùng đi có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT; Chi cục BVTV.

Cây sâm khúc trúc - tên gọi dân gian được dược sĩ Đào Kim Long phát hiện vào năm 1973 trên sườn núi Ngọc Linh. Cây sâm đã được đưa vào chữa trị và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ trong kháng chiến. Sâm Ngọc Linh cũng có tên từ đó. Là cây dược liệu đặc hữu với nhiều hàm lượng vi chất có trong củ, lá, cành còn nhiều hơn cả sâm Hàn Quốc, được các nhà khoa học thế giới khẳng định. Cây sâm có công dụng bồi bổ sức khỏe, chữa trị nhiều bệnh, phục hồi sức khỏe…

Ông Nguyễn Văn Tân, nông dân tại xã Xuân Bảo (huyện Cẩm Mỹ), nổi tiếng tại địa phương vì có vườn cây rộng 5 hécta trồng đặc sản bơ, sầu riêng thu lãi cao. Đặc biệt, ông tự lai tạo ra giống bơ “khủng” với trọng lượng từ 1-1,6kg/trái, luôn bán được giá cao vì được thị trường ưa chuộng.