Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyện dài về thanh long

Chuyện dài về thanh long
Ngày đăng: 22/04/2015

Theo thời gian, nông dân cũng ồ ạt phát triển diện tích thanh long ngay cả trên đất lúa. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 24.000 ha thanh long, với sản lượng 550.000 tấn/năm, chủ yếu xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Trong khi đó, các nước láng giềng đều trồng thanh long, đặc biệt Trung Quốc với diện tích khoảng 27.000 ha tại 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây.

Một doanh nghiệp tại Bình Thuận cho hay, chính vì buôn bán theo đường không chính ngạch, giao hàng theo hình thức hàng đến chợ rồi mới thỏa thuận giá. Các doanh nghiệp không làm chủ việc định giá sản phẩm, mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp cũng như nông dân. Bởi doanh nghiệp gần như lệ thuộc hoàn toàn ở phía đối tác về giá mua và sản lượng tiêu thụ. Tình trạng ép giá thường xuyên xảy ra, khiến các doanh nghiệp và nông dân trồng thanh long thua thiệt.

Cụ thể, những ngày gần đây, hàng nghìn xe các mặt hàng nông sản đang ùn tắc tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Phần lớn thanh long của tỉnh Bình Thuận được xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch này. Vì vậy, việc ùn tắc ở cửa khẩu đã ảnh hưởng mạnh đến giá thanh long Bình Thuận những ngày qua, dao động từ 9.000 - 11.000 đồng/kg, giảm 5.000 - 8.000 đồng so với tháng trước.

Đối với các thị trường lớn có tiềm năng lớn như Mỹ, Canada, Nhật Bản, châu Âu… đòi hỏi tất cả các khâu phải đạt chuẩn theo qui định từ trồng, hệ thống thu mua, đóng gói và bảo quản. Trong khi đó, một số doanh nghiệp thu mua thanh long Bình Thuận vẫn chưa đạt các quy trình này để mở rộng thị trường cao cấp.

Tại diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt kiều và doanh nghiệp trong nước vừa tổ chức mới đây, đã nêu các mặt hạn chế của mặt hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam (kể cả thanh long) tại thị trường nước ngoài như sau: thanh long bán tại siêu thị không có bao bì, thời gian bảo quản chưa dài ngày.

Vì vậy, thanh long Thái Lan chiếm lĩnh thị hiếu người tiêu dùng tại nước ngoài, bởi nhãn mác và bao bì với thời gian bảo quản lâu hơn. Không chỉ yếu về công nghệ bảo quản mà cách tiếp thị, bán hàng của nông sản Việt Nam ở nước ngoài vẫn còn thụ động.

Từ dẫn chứng trên, chúng ta thấy thị trường thanh long đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt về số lượng do các nước láng giếng đã và đang trồng lẫn chất lượng cũng như cách tiếp thị sản phẩm trước thách thức của thị trường xuất khẩu.

Thiết nghĩ, để thị trường thanh long vươn xa hơn và phát triển bền vững, các cơ quan quan chức năng, doanh nghiệp phải đẩy mạnh sản xuất thanh long đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của từng thị trường, cần chú ý đầu tư xử lý sau thu hoạch để kéo dài thời gian bảo quản đảm bảo vận chuyển thanh long xuất khẩu sang các thị trường xa. Một yếu tố không kém phần quan trọng là tăng cường công tác quảng bá để mở rộng thị trường xuất khẩu thanh long giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Với cách tiếp thị bán hàng của doanh nghiệp nước ta tại nước ngoài chưa được tốt, làm chúng tôi nghĩ đến Campuchia, một đất nước “không tên tuổi” về xuất khẩu gạo trên thế giới. Vậy mà, 3 năm liền (2012, 2013, 2014) gạo Campuchia đạt danh hiệu “gạo ngon nhất thế giới” vươn đến thị trường khó tính. Từ câu chuyện làm ăn của nước bạn đáng để chúng ta suy nghĩ và thay đổi tư duy trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng.


Có thể bạn quan tâm

Đáng Tiếc Cho Vụ Gừng Đầu Tiên Đáng Tiếc Cho Vụ Gừng Đầu Tiên

Cây gừng tại xã Đồng Chum được triển khai trồng thuộc tiểu hợp phần hỗ trợ sản xuất - kinh doanh của dự án giảm nghèo huyện Đà Bắc. Năm 2014 là năm đầu tiên cây gừng được trồng thí điểm tại xã Đồng Chum với tổng diện tích thực hiện 41,5 ha (đạt 100% kế hoạch). 264 hộ gia đình tham gia dự án chia thành 11 nhóm với tổng mức đầu tư 3,3 tỷ đồng; trong đó, dự án giảm nghèo hỗ trợ 1,9 tỷ đồng, người dân đóng góp 1,4 tỷ đồng.

12/11/2014
Sầu Riêng Nghịch Vụ, Giá Cao Sầu Riêng Nghịch Vụ, Giá Cao

Theo thông tin từ các nhà vườn trồng sầu riêng của các xã như: Ngũ Hiệp, Tam Bình, Long Trung... từ đầu tháng 11-2014 đến nay, nhiều thương lái tìm đến tận vườn đặt cọc, thu mua sầu riêng với giá trên dưới 90.000 đồng/kg đối với sầu riêng Ri-6 và Mong thong loại đẹp; loại xấu hơn cũng có giá bán từ 65.000 - 70.000 đồng/kg.

13/11/2014
Ma Lâm 202 - Giống Lúa Thỏa Lòng Nông Dân Ma Lâm 202 - Giống Lúa Thỏa Lòng Nông Dân

Vì thế, Trung tâm Giống cây trồng Bình Thuận cho ra đời giống lúa Ma Lâm 202 mang đầy đủ các tiêu chí trên và trồng 3 vụ/năm, thời gian sinh trưởng ngắn ngày (dưới 100 ngày). Đây là giống lúa làm thỏa lòng bà con nông dân các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, và gần đây không ngừng nhân rộng tại một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.

13/11/2014
Đến Năm 2020 Huyện Đức Linh Phát Triển 300 Ha Ca Cao Đến Năm 2020 Huyện Đức Linh Phát Triển 300 Ha Ca Cao

Nguyên nhân do người dân chưa hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ca cao, do đó trong quá trình chăm sóc người dân chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, nên năng suất thấp và sâu bệnh nhiều. Kể từ năm 2011, bằng nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông đã hỗ trợ triển khai tại Đức Linh mô hình “Trồng thâm canh cây ca cao xen điều”.

13/11/2014
Hình Thành Chuỗi Liên Kết Kinh Doanh Lúa Gạo Hình Thành Chuỗi Liên Kết Kinh Doanh Lúa Gạo

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp (DN) tại hội nghị ký kết và triển khai chương trình hợp tác giữa Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) và Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB) vào ngày 12-11, tại TP.HCM. Chương trình nhằm thúc đẩy, xây dựng liên kết giữa các thành phần trong chuỗi sản xuất, cung ứng và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

13/11/2014