Chuyện dài về thanh long

Theo thời gian, nông dân cũng ồ ạt phát triển diện tích thanh long ngay cả trên đất lúa. Đến nay, toàn tỉnh có khoảng 24.000 ha thanh long, với sản lượng 550.000 tấn/năm, chủ yếu xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Trong khi đó, các nước láng giềng đều trồng thanh long, đặc biệt Trung Quốc với diện tích khoảng 27.000 ha tại 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây.
Một doanh nghiệp tại Bình Thuận cho hay, chính vì buôn bán theo đường không chính ngạch, giao hàng theo hình thức hàng đến chợ rồi mới thỏa thuận giá. Các doanh nghiệp không làm chủ việc định giá sản phẩm, mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp cũng như nông dân. Bởi doanh nghiệp gần như lệ thuộc hoàn toàn ở phía đối tác về giá mua và sản lượng tiêu thụ. Tình trạng ép giá thường xuyên xảy ra, khiến các doanh nghiệp và nông dân trồng thanh long thua thiệt.
Cụ thể, những ngày gần đây, hàng nghìn xe các mặt hàng nông sản đang ùn tắc tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Phần lớn thanh long của tỉnh Bình Thuận được xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch này. Vì vậy, việc ùn tắc ở cửa khẩu đã ảnh hưởng mạnh đến giá thanh long Bình Thuận những ngày qua, dao động từ 9.000 - 11.000 đồng/kg, giảm 5.000 - 8.000 đồng so với tháng trước.
Đối với các thị trường lớn có tiềm năng lớn như Mỹ, Canada, Nhật Bản, châu Âu… đòi hỏi tất cả các khâu phải đạt chuẩn theo qui định từ trồng, hệ thống thu mua, đóng gói và bảo quản. Trong khi đó, một số doanh nghiệp thu mua thanh long Bình Thuận vẫn chưa đạt các quy trình này để mở rộng thị trường cao cấp.
Tại diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt kiều và doanh nghiệp trong nước vừa tổ chức mới đây, đã nêu các mặt hạn chế của mặt hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam (kể cả thanh long) tại thị trường nước ngoài như sau: thanh long bán tại siêu thị không có bao bì, thời gian bảo quản chưa dài ngày.
Vì vậy, thanh long Thái Lan chiếm lĩnh thị hiếu người tiêu dùng tại nước ngoài, bởi nhãn mác và bao bì với thời gian bảo quản lâu hơn. Không chỉ yếu về công nghệ bảo quản mà cách tiếp thị, bán hàng của nông sản Việt Nam ở nước ngoài vẫn còn thụ động.
Từ dẫn chứng trên, chúng ta thấy thị trường thanh long đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt về số lượng do các nước láng giếng đã và đang trồng lẫn chất lượng cũng như cách tiếp thị sản phẩm trước thách thức của thị trường xuất khẩu.
Thiết nghĩ, để thị trường thanh long vươn xa hơn và phát triển bền vững, các cơ quan quan chức năng, doanh nghiệp phải đẩy mạnh sản xuất thanh long đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của từng thị trường, cần chú ý đầu tư xử lý sau thu hoạch để kéo dài thời gian bảo quản đảm bảo vận chuyển thanh long xuất khẩu sang các thị trường xa. Một yếu tố không kém phần quan trọng là tăng cường công tác quảng bá để mở rộng thị trường xuất khẩu thanh long giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Với cách tiếp thị bán hàng của doanh nghiệp nước ta tại nước ngoài chưa được tốt, làm chúng tôi nghĩ đến Campuchia, một đất nước “không tên tuổi” về xuất khẩu gạo trên thế giới. Vậy mà, 3 năm liền (2012, 2013, 2014) gạo Campuchia đạt danh hiệu “gạo ngon nhất thế giới” vươn đến thị trường khó tính. Từ câu chuyện làm ăn của nước bạn đáng để chúng ta suy nghĩ và thay đổi tư duy trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 2 giờ sáng 25.5, trong lúc ra kiểm tra lưới lồng đang thả tại khu vực gần tượng đài Chiến thắng Quy Nhơn, cách bờ biển Quy Nhơn gần 2 hải lý, anh Nguyễn Văn Vui (48 tuổi, ở tổ 56, KV 11, phường Đống Đa, TP Quy Nhơn - Bình Định) đã phát hiện một con cá mập (còn gọi là cá nhám) bị mắc lưới. Sau một hồi quẫy đập quá mạnh trong lưới lồng, con cá mập đã chết do kiệt sức, đến khoảng 5 giờ sáng, anh Vui cùng một số người khác mới kéo được bộ lưới và con cá mập vào bờ.

Tôi được lãnh đạo Báo NTNN giao trọng trách viết cho chuyên mục “1001 cách làm ăn”. Mỗi tuần 1 bài. Mỗi bài là một vấn đề mà bà con đang cần để áp dụng tìm tòi để các vấn đề nêu ra đáp ứng được yêu cầu của nhân dân.

Tận dụng diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen ở xã Định Thành (Thoại Sơn) và Cô Tô (Tri Tôn)- An Giang phát triển gần chục năm, đem lại nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, những vụ gần đây, do dịch bệnh, giá cả bấp bênh, bà con không còn “mặn” với loại cây thủy sinh này.

Tiếp nối nghề truyền thống của cha ông, anh Ngô Văn Nhợi (xã Hải Tân, huyện Hải Hậu, Nam Định) đã phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Bất chấp sự vận động, khuyến cáo của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay nhiều người hộ dân ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh tiếp tục đổ xô lên liếp trên đất lúa để trồng cây cam sành.