Chuyển Biến Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Phan Thanh

Phan Thanh là xã vùng cao của huyện Ngyên Bình, 7/11 xóm chưa có điện sinh hoạt, 7 xóm chưa có đường ô tô, 6 xóm chưa được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Để khắc phục khó khăn, Đảng ủy, chính quyền xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.
Trong sản xuất nông nghiệp, cả xã có trên 360 ha đất canh tác, chủ yếu trồng cây lương thức chính là ngô, lúa. Tổng sản lượng lương thực hằng năm đạt trên 1.100 tấn.
Ngoài cây lương thực chính, nhân dân trồng cây dong riềng để tăng thu nhập. Đến nay, cả xã trồng trên 17 ha, tập trung nhiều ở 2 xóm Bản Chiếu và Tổng Sinh, năng suất đạt 15 tấn/ha. Nhiều hộ nông dân đầu tư phát triển trồng cây dong riềng đã thoát nghèo, từng bước vươn lên hộ khá.
Anh Hoàng Văn Tường, xóm Tổng Sinh cho biết: cây dong riềng cho năng suất cao, dễ trồng và chăm sóc. Hằng năm, gia đình tôi thu trên 10 triệu đồng từ trồng dong riềng. Hiện, cả xóm Tổng Sinh 25/25 hộ đều đầu tư phát triển trồng dong riềng, nhiều gia đình thu được trên 1 tấn bột/năm.
Từ các chương trình, dự án hỗ trợ nông dân, xã vận động nhân dân trồng trúc sào, đến nay, có 6/11 xóm đầu tư phát triển trồng trúc sào. Riêng năm 2014, cả xã đã mở rộng diện tích trồng mới trên 2 ha, nâng tổng số diện tích trúc sào của toàn xã lên gần 70 ha.
Nhiều hộ có trên 1 ha trúc, cho thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng/năm. Ngoài ra, một số hộ ở Tổng Sinh đã mạnh dạn đầu tư phát triển gần 2 ha chè. Chè ở đây có hương vị đặc biệt, chất lượng tốt, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Trong chăn nuôi, nhiều hộ duy trì nuôi từ 5 - 10 con trâu, bò. Hiện cả xã có gần 2.000 con trâu bò, trên 100 con ngựa, trên 2.300 con lợn, 180 con dê.
Từ việc đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Năm 2013, cả xã đã xóa được trên 60 hộ nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Tại xã Mường Mùn (huyện Tuần Giáo), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông - lâm nghiệp Tây Bắc vừa phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị đánh giá kết quả và khuyến cáo một số giải pháp xây dựng mô hình trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày trong nương đồi cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Hội Nông dân huyện Tủa Chùa có 12 cơ sở hội, 138 chi hội với gần 7.000 hội viên. Trong đó, số lượng hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn chiếm 54% tổng số hội viên. Xác định việc giúp đỡ hội viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng góp phần giúp hội viên ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh.

Theo UBND huyện Long Thành, ngoại trừ An Phước được công nhận là xã nông thôn mới từ đầu năm 2014, đến thời điểm hiện tại, huyện có thêm 3 xã: Long An, Long Đức, Long Phước cũng đã hoàn chỉnh hồ sơ trình Hội đồng thẩm định tỉnh họp xét công nhận xã nông thôn mới và 9 xã còn lại cũng đạt từ 13 đến 18 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng nhưng ông Bảy Quang đã phất lên nhờ trồng được cây nhãn ở vùng đất sỏi đá Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc). “Cơ ngơi” sau 15 năm gắn bó với vùng đất sỏi đá của ông là 4 hécta nhãn tiêu da bò cùng nhiều giống cây ăn trái đặc sản, như: bưởi da xanh, quýt đường, cam sành…

Đầu năm 2009, với việc đầu tư gần 50 triệu đồng xây dựng chuồng trại thả nuôi 150 thỏ con, do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi nên thỏ bị dịch bệnh, việc chăn nuôi thất bại”. Không từ bỏ quyết tâm, cuối năm 2009, anh quyết định chuyển sang đầu tư nuôi rắn ri cá, ri voi cho kết quả khả quan.