Chuyển 200.000 Ha Đất Lúa Sang Trồng Ngô, Đậu Tương

Theo chủ trương vừa được Bộ NN&PTNT công bố, sẽ có khoảng 200.000 ha đất lúa được chuyển đổi sang trồng ngô, đậu tương, nhằm giải cơn "khát" nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.
Hiện mỗi năm, nước ta phải nhập khẩu khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn ngô hạt, 2,4 triệu tấn khô dầu đậu tương và 600.000 tấn hạt đậu tương để chế biến thức ăn chăn nuôi, với tổng giá trị khoảng 3 tỷ USD. Việc chuyển đổi diện tích đất lúa sang trồng cây trồng khác, trong đó ưu tiên ngô và đậu tương sẽ góp phần nâng tổng sản lượng ngô từ gần 5 triệu tấn hiện nay lên 8,5 triệu tấn/năm vào năm 2020.
Có thể bạn quan tâm

Theo Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp (Bộ NN&PTNT), nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam từ đầu năm đến nay giảm giá mạnh, khoảng 3,6%-5%.

Những năm qua, huyện Vĩnh Thạnh đã chú trọng tuyên truyền, vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và bền vững, nâng cao đời sống người dân.
Trạm Khuyến nông huyện Vân Canh vừa tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình vỗ béo bò trước khi xuất bán tại xã Canh Hiển, 30 đại biểu là hộ tham gia mô hình, nông dân nghèo, đại biểu các Hội, đoàn thể đã dự hội nghị.

Trong mùa mưa, nền nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt ngày đêm cao, ẩm độ cao, ánh sáng ngày ngắn, chất lượng thức ăn thô xanh giảm; các loại vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng, nấm bệnh phát sinh phát triển, nên gia súc cũng dễ mắc bệnh.

Hà Tĩnh là vùng đất chảo lửa túi mưa nên nhiều giống lúa mới đua nhau “chen chân”, hy vọng sẽ được khoe mình dành thị phần. Nhưng thực tế, rất ít giống lúa đứng vững, phần nhiều đưa vào khảo nghiệm đã bị thất bại.