Chuối Tiêu Hồng - Cây Làm Giàu Trên Đất Bãi

Nhờ trồng chuối tiêu hồng trên vùng đất bãi bồi ven sông lớn ở các tỉnh phía Bắc, nhiều người dân trở nên giàu có, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Sản phẩm mẫu mã đẹp, chất lượng cao, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và XK.
Các nhà khoa học Bộ môn CNSH, Viện Nghiên cứu rau quả đã chuyển giao công nghệ trồng chuối tiêu hồng ở vùng đất bãi ven sông Hồng thuộc huyện Văn Giang, Khoái Châu (Hưng Yên). Ông Lưu Tuấn Tú, Phó ban Tuyên huấn Hội Nông dân Hưng Yên cho biết: Năm 2006 Trung tâm ứng dụng TBKT (Sở KH- CN Hưng Yên) phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả triển khai mô hình trồng thử nghiệm chuối tiêu hồng bằng công nghệ nuôi cấy mô tại vùng đất bãi cho kết quả rất tốt, hiệu quả kinh tế cao gấp 3- 4 lần so với các cây trồng khác.
Chỉ tính riêng các xã, phường vùng bãi ven sông Hồng ở TP Hưng Yên đã chuyển đổi được gần 100 ha ngô, đay hiệu quả kinh tế thấp sang trồng chuối. Trung bình mỗi năm 1 sào chuối bỏ vốn và công chăm sóc hết khoảng 1,5 triệu đồng, cho thu lãi từ 10- 15 triệu đồng (từ 300- 350 triệu đồng/ha/năm). Do lãi cao nên nhiều hộ đã xây dựng trang trại chuyên canh chuối tiêu hồng rộng hàng chục mẫu, mỗi năm cho thu nhập hàng tỷ đồng. Điển hình là anh Nguyễn Văn Cường, phường Lam Sơn, ông Nguyễn Văn Quang, phường Hiến Nam TP Hưng Yên; anh Phạm Năng Thành, xã Đại Tập, huyện Khoái Châu…Chủ trương của tỉnh là nhanh chóng mở rộng diện tích, đưa cây chuối tiêu hồng trở thành cây hàng hóa, cây mũi nhọn trong SXNN để tiến tới xây dựng thương hiệu cho chuối tiêu hồng đất bãi Hưng Yên.
Anh Phạm Năng Thành cho biết, anh đang thuê 30 mẫu đất với giá 1,5 triệu đồng/sào để trồng chuối tiêu hồng thời hạn 10 năm. Mỗi năm đầu tư hết 1 tỷ đồng, doanh thu 2 tỷ. Ngoài trồng chuối, anh còn nhân giống cung cấp cho bà con trong vùng, đồng thời sắm thêm phương tiện để tiêu thụ trên 200 tấn chuối/năm, tạo việc làm ổn định cho 10 lao động.
Nói về kinh nghiệm trồng chuối, anh Thành cho hay: Ưu điểm của giống chuối nuôi cấy mô là dễ trồng, cây sinh trưởng, phát triển mạnh, ít sâu bệnh, nhanh cho thu hoạch và cho lãi cao hơn hẳn chuối thường. Muốn cho chuối có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, bán được giá cao phải thường xuyên giữ ẩm, đánh thuốc chống sương, tỉa bỏ bớt cây con chỉ giữ lại mỗi gốc 1 cây khỏe mạnh để thay thế cây mẹ và dùng bao nilon để bao cả buồng. Trồng 1 năm thu 2- 3 lứa quả rồi phá bỏ để trồng lại nhằm tránh bệnh thối gốc, thối rễ do tuyến trùng.
TS. Trần Ngọc Hùng, Trưởng Bộ môn CNSH, Viện Nghiên cứu rau quả cho biết: "Đây là giống chuối đặc sản của nước ta có nguồn gốc từ xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, được chúng tôi tuyển chọn, phục tráng và nhân giống thành công bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Giống đã được Bộ NN- PTNT công nhận và cho phép SX trên diện rộng".
Tiêu hồng thuộc nhóm chuối tiêu vừa, thân giả cao 2,1- 2,5m, sinh trưởng khỏe, lá xanh sáng, bản lá rộng, số lá hoạt động khi trỗ buồng thường đạt từ 10- 12 lá. Buồng hình trụ, bình quân có 10- 12 nải, nặng khoảng 45 kg/buồng. Là giống cho năng suất cao, trung bình đạt 40-45 tấn/ha. Khi chín vỏ quả có màu vàng sáng đẹp nhưng cuống quả vẫn còn xanh, thịt quả rắn, ăn ngọt và thơm, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng nên bán được giá cao.
Có thể bạn quan tâm

Lượng phân bón phù hợp đối với chuối là: 200kgN + 200kg K2O cho 1ha. Phân lân có thể bón 60-90kg P2O5/ha tuỳ theo loại đất. Nếu đất chua, bón thêm vôi mang lại hiệu quả lớn.

Đưa chúng tôi đi tham quan vườn chuối ngút ngàn màu xanh với những buồng trĩu nặng, anh Diệu vui vẻ chia sẻ, nhờ Hợp tác xã, cán bộ khuyến nông tư vấn và hỗ trợ kiến thức khoa học kỹ thuật, anh mạnh dạn đầu tư vốn để trồng chuối tiêu hồng. Vừa làm ,vừa rút kinh nghiệm đến nay anh đã nắm chắc kỹ thuật và xử lý được các đối tượng sâu bệnh trên cây trồng với điều kiện thời tiết bất thường.

Chuối tiêu hồng được Viện Nghiên cứu Rau quả nghiên cứu và tuyển chọn có chất lượng ngon, mùi thơm, màu đẹp, để lâu không bị nát nên thường được tiêu thụ vào dịp Tết Nguyên đán và xuất khẩu đem lại lợi ích kinh tế lớn. Tuy nhiên, cây chuối có nhu cầu dinh dưỡng cao nên sẽ làm đất nhanh bị bạc màu, cây nhanh bị tàn nếu không có chế độ phân bón đầy đủ và hợp lý

Năng suất chuối ở nước ta thấp, thiếu ổn định, phẩm chất quả không cao, vì chuối chưa được chú ý bón phân đầy đủ. Để cây chuối phát triển tốt và người trồng chuối có thể thu được hiệu quả kinh tế cao cần chú ý đầy đủ đến việc bón phân cho chuối.

Nguyên nhân gây bệnh: do loại côn trùng chích hút gây ra. Loại côn trùng này bám vào mặt lá, chích hút nhựa cây, làm lá cây bị rũ xuống. Sau khi loại côn trùng này xuất hiện và gây hại một thời gian, khoảng 5-7 ngày thì xuất hiện nấm phấn đen, lúc đầu chòm nhỏ, sau lan rộng cả bề mặt của lá cây.