Chuối tài lộc hút nông dân ôm mộng làm giàu

Gần cuối năm là thời điểm thị trường hoa quả, cây cảnh sôi động nhất.
Nhiều loại hoa quả, cây cảnh “độc” lạ được tung ra thị trường để đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân.
Đánh vào tâm lý tin tưởng đồ phong thủy, không ít người bán nghĩ ra những tên thật kêu cho quà biếu, đồ chưng Tết.
Loài chuối sen vàng này có nguồn gốc từ Trung Quốc và các nước ở khu vực Tây Nam châu Á.
Tên sản phẩm càng “hay”, giá càng “khủng” và được săn tìm ráo riết.
Các loại quả như lê hình em bé, dưa hấu thỏi vàng, bưởi hình tay Phật, đào tiên hồ lô… có giá ngất ngưởng, từ 100.000 đồng cho đến cả triệu đồng vẫn được tiêu thụ mạnh vào năm ngoái.
Năm nay chưa đến thời điểm trong chợ, ngoài ngõ tấp nập hàng chưng Tết, nhưng hạt giống cây lạ đã hút khách từ một tháng nay.
Điển hình là hạt giống của cây chuối tài lộc.
Chuối tài lộc thực chất là một loại chuối cảnh, thuộc họ chuối hoa lan Lowiaceae.
Họ này chỉ có một chi duy nhất là Orchidantha, được khoa học mô tả đầu tiên vào năm 1947.
Loài chuối sen vàng này có nguồn gốc từ Trung Quốc và các nước ở khu vực Tây Nam châu Á.
Cây chuối tài lộc cao xấp xỉ 1,5 m sau khi cây trưởng thành.
Cây có thể trưng bày khá lâu, vì thời gian hoa nở kéo dài 6 - 7 tháng, hoa có hạt có thể ươm gieo tiếp.
Trong khi người tiêu dùng còn đang lạ lẫm với loại cây này thì các chủ vườn đã tất bật tìm mua giống cây chuối tài lộc.
Theo anh Chiến, chủ cửa hàng hạt giống, thời điểm này bắt đầu rộ lên mua hạt giống chuối tài lộc.
"Thực ra loại chuối này đã xuất hiện từ lâu, nhưng người dân chưa biết tới.
Loại cây này có thể sẽ được yêu thích vào tết năm nay, vì cây có thể đặt ở đại sảnh hay góc phòng khách trang trí.
Hoa có màu vàng kim.
Hoa bền tới 5-6 tháng nên chắc chắn sẽ cạnh tranh được với các loại cây cảnh khác", anh Chiến nhận định.
Hiện nay trên thị trường, số lượng chuối tài lộc chưa được bán sẵn nhiều, chủ yếu người mua đang tìm hạt giống.
Theo anh Chiến, với tiềm năng của sản phẩm, nhiều người đang săn hạt giống chuối tài lộc để gieo trồng, cận Tết Nguyên đán thì tung hàng.
Giá của mỗi hạt giống không hề rẻ nhưng đa số những người liên hệ với anh Chiến đều nhập hạt giống với số lượng lớn để kinh doanh.
Mỗi ngày cửa hàng bán lẻ được khoảng hơn trăm túi hạt giống các loại, riêng hạt này đã chiếm quá nửa, dù giá 200.000 đồng một hạt.
Thông thường khách của cửa hàng chỉ mua hạt giống về trồng cây cảnh trong nhà, nhưng người thu mua hạt này chủ yếu để trồng cây kinh doanh dịp Tết.
Lý giải nguyên nhân đầu tư mạnh dạn vào loại cây này, anh Chiến cho rằng: “Những năm nay, trào lưu thích quả đẹp, hình dáng lạ, gắn với phong thủy được nhiều người ưa chuộng.
Người có tiền thường chi không tiếc tay cho những sản phẩm này, dù biết giá gốc của nó không hề đắt đến vậy, miễn gắn ý nghĩa tượng trưng cho tiền, tài, lộc, phát.
Những loại quả, cây cảnh kiểu này không bán được quanh năm, nhưng ăn theo “vụ” cũng có thể làm giàu được.
Vì vậy chúng tôi cố gắng tạo khuôn quả hoặc săn tìm cây lạ ở các nước lân cận”.
Trên thị trường, trái cây “độc”, lạ rất dễ tiêu thụ.
Tuy nhiên, không ít người bán lợi dụng điều này để hét giá cao ngất ngưởng khiến sản phẩm thường loạn giá.
Chẳng hạn như bưởi hồ lô, vào dịp Tết Nguyên đán năm ngoái, thị trường có đủ giá, từ 800.000 đồng đến 10 triệu đồng một cặp.
Tiểu thương nào cũng cho biết, số lượng bưởi hồ lô ít nên giá cao, nhưng vào mùa cao điểm, bưởi hồ lô được bày bán tràn lan, rồi rớt giá chỉ còn 100.000 đồng một quả.
Tương tự, nhãn tím được rao bán giá 3 triệu đồng mỗi cây, thực chất loại này chỉ có giá 1 triệu đồng với cây giống và 100.000 đồng mỗi kg quả.
Chính “cơn sốt” săn hạt giống và sự kỳ vọng làm giàu từ các loại cây chạy theo xu hướng như vậy khiến tình trạng loạn giá, hàng tồn, phải bán tháo hay xảy ra.
Do đó, nhà vườn nên cẩn thận rao bán đúng giá trị thực của những loại cây “độc”, lạ này để kinh doanh lâu dài.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) rất phấn khởi khi thực hiện thành công mô hình nuôi cá bống tượng do Hội Nông dân Việt Nam đầu tư. Từ nguồn cá giống dễ mua và có thể bắt được trong thiên nhiên; thức ăn là những loại cá tạp tận dụng quanh ao, đầm; cá bán ra được giá cao… Những ưu điểm ấy đã thúc đẩy mô hình này ngày càng phát triển.

Theo ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Thuận, mấy ngày gần đây cá cơm, cá nục xuất hiện dày đặc trên ngư trường của tỉnh. Hiện có khoảng 4.000 phương tiện tham gia đánh bắt hải sản với khoảng 20.000 ngư dân đang tập trung khai thác vụ cá Nam.

Tận dụng ưu thế của địa phương có luồng lạch, cửa biển, nhiều hộ gia đình ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã triển khai xây dựng mô hình nuôi cá Chẽm bằng lồng. Kết quả kinh tế từ loại hình nuôi trồng thủy sản này cho thấy, nếu được đầu tư bài bản, đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm, nuôi cá Chẽm bằng lồng sẽ mở hướng thoát nghèo cho bà con nông dân vùng biển cửa.

Đó là khẳng định của ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y, Bộ NNPTNT tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra chiều ngày, 17/9.

Có thể nói, hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản năm nay của ngư dân thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) không thuận lợi vì chi phí đánh bắt tăng cao dẫn đến đời sống của ngư dân khai thác và sơ chế thủy sản gặp không ít khó khăn.