Chuối Cháy Hàng Vì Thương Lái Nước Ngoài

Những ngày qua, nhiều địa phương trong tỉnh Đồng Tháp rộ lên thông tin có thương lái nước ngoài thu gom chuối để xuất khẩu với số lượng không giới hạn làm cho giá chuối tăng vọt, nhiều nhà vườn rất phấn khởi vì chưa bao giờ trồng chuối lại lãi cao đến vậy.
Theo một số vựa chuối, chuối già hiện nay có giá từ 5.800 - 6.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với trước Tết. Hiện tại, sản lượng chuối thương phẩm ở một số địa phương đang “cháy” hàng bởi nhu cầu của các vựa chuối rất lớn. Nhiều vệ tinh thu gom chuối cho biết, do ký được hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngoài, nên giá chuối hiện nay rất khả quan, nhà vườn có bao nhiêu hàng chủ vựa đều “thầu” hết. Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là hầu như thương lái chỉ mua giá cao giống chuối già và loại còn non, còn các loại chuối khác giá cả vẫn giữ mức bình thường do chỉ tiêu thụ ở thị trường nội địa.
Anh Phan Thành Công, một lái chuối ở xã Định Hòa, huyện Lai Vung cho biết: “Trước đây, tôi làm lái thu mua đủ loại trái cây nhưng bây giờ thấy mua chuối dễ lời hơn nên tôi chuyển sang làm vệ tinh thu gom chuối tại vườn rồi đem bán lại cho vựa. Trung bình, mỗi ngày tôi mua khoảng 200 - 250kg chuối già, lãi khoảng 150 - 200 nghìn đồng”.
Do chuối già không phải là loại cây được trồng chuyên canh như các loại cây ăn quả khác mà chủ yếu được trồng xen canh nên sản lượng cũng hạn chế. Sản lượng chuối chủ yếu là phục vụ cho thị trường nội địa, thế nên dù giá chuối tăng cao nhưng nhiều nhà vườn cũng không mặn mà.
Bà Phạm Thị Tám, một nhà vườn ở xã Tân Hòa, Lai Vung cho biết: “Vườn nhà tôi chỉ trồng vài bụi chuối già để phục vụ cho nhu cầu của gia đình chứ không có ý trồng bán. Mấy ngày nay, giá chuối tăng mạnh nên mấy chú lái chuối cứ nài nỉ mãi để tôi bán chuối, mặc dù chuối vẫn còn non”.
Ông Trương Văn Hai, chủ vựa chuối ở xã Định Hòa, huyện Lai Vung cho biết: “Trung bình mỗi ngày vựa chuối của tôi thu mua và đóng thùng xuất đi Trung Quốc hơn một tấn chuối già. Tuy nhiên, lượng chuối già được nông dân trồng rất ít nên muốn mua nhiều hơn cũng không được.
Có thể bạn quan tâm

Thất bại trắng tay với nghề kinh doanh bất động sản ở Đà Lạt, bà Phạm Thị Thu Cúc đến buôn Đạ Nghịt (xã Lát, Lạc Dương) tìm đất trồng trọt để sinh sống. Bà Cúc kể lại vào năm 2006, bà lần dò đến đây với số tiền vay mượn ít ỏi, chỉ đủ sang nhượng 1.000m2 đất đang trồng các loại cây “hoa màu nước trời” để chuyển sang trồng hoa lily cao cấp. Nhưng đã nghèo lại gặp cảnh “gieo neo”, sau hơn 100 ngày chăm sóc lứa hoa lily đầu tiên, bà Cúc bị lỗ hơn 50 triệu đồng.

Người dân nuôi cá điêu hồng trong bè ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) đang phấn khởi vì trong vòng 1 tháng trở lại đây, cá điêu hồng liên tục tăng giá và đang đứng ở mức 41.000 - 45.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi có lãi từ 6.000 - 10.000 đồng/kg; trung bình mỗi bè cá có sản lượng từ 5 tấn, nông dân có thể thu lãi 50 triệu đồng.

Gần đây, chim yến đua nhau bay về Bạc Liêu cư ngụ. Nhiều người dân ở đây đã “thức thời” xây nhiều nhà cao tầng, dẫn dụ yến về làm tổ nhằm khai thác nguồn lợi từ loài chim này. Từ đó, kéo theo biết bao sự phiền toái, khổ sở cho những hộ dân ở gần khu vực nuôi yến.

Bà con 2 thôn Phú Sơn Nam và Phú Sơn 1, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) đang thu hoạch đợt cuối vụ đậu xanh cao sản, lần đầu tiên đưa vào SX trên vùng đất khô hạn theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong vòng 70 ngày kẻ từ khi tra hạt, đậu cho năng suất hơn 2 tấn/ha. Với giá 22 nghìn đồng/kg, người trồng thu hơn 40 triệu đồng/ha, cao gần gấp 2 lần trồng lúa.

Công ty TNHH một thành viên Cao su Quảng Nam vừa tổ chức triển khai phương pháp tỉa chồi có kiểm soát và tạo tán cho vườn cây cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản. Đây là lần đầu tiên đơn vị áp dụng kỹ thuật mới này.