Chuối Bị Bệnh, Người Trồng Thất Thu

Thời gian qua, ở các xã An Lĩnh, An Xuân, An Thọ (huyện Tuy An) nhiều cây chuối bỗng dưng bị rũ lá và chết khô. Ban đầu chuối chết từng bụi, sau đó lan rộng ra cả vườn mà không biết nguyên nhân vì sao.
Ông Nguyễn Văn Lâm ở xã An Thọ trồng 0,5ha chuối, đã có nhiều cây bị chết. Ông Lâm than thở: “Chuối mắc bệnh lạ lắm, chưa từng thấy. Từ lá già đến lá non ngả màu vàng, sau đó héo dần và gãy”.
Cạnh đó, vườn chuối của ông Trần Văn Tính rộng 1ha đang phát triển tốt, bỗng dưng lá cũng nhăn nheo và đồng loạt héo úa. “Ban đầu tôi tưởng do nắng hạn, nhưng bụi chuối trồng cạnh lu nước thường tưới hằng ngày cũng bị héo lá giống những cây chuối không được tưới nước. Tôi hỏi những người trong xóm về nguyên nhân chuối chết thì ai cũng lắc đầu, không biết bệnh gì”.
Không riêng gì xã An Thọ, nhiều vườn chuối trồng tại xã An Lĩnh cũng bị chết mà không rõ nguyên nhân. Một số diện tích chuối trồng cạnh suối thì phát triển chậm, bẹ chuối bị nứt và chảy mủ. Bà Lương Thị Hay ở xã An Lĩnh cho hay: “Lá chuối non thường có màu xanh nhạt, nhưng thời gian gần đây, tôi để ý thấy lá chuối non có màu xanh nhạt hơn.
Ban đầu chỉ xuất hiện ở một vài bụi, sau đó lan ra cả vườn. Tôi sợ mất giống nên bứng chuối con đi trồng nơi khác thì phát hiện củ chuối có mùi hôi khó chịu”.
Ông Đặng Văn Sơn ở xã An Xuân than vãn: “Trong dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, gia đình tôi thu trên 30 triệu đồng từ việc bán chuối. Thông thường, mỗi ngày gia đình tôi bán được từ 500.000 đến 700.000 đồng tiền chuối. Nay chuối bị bệnh, mấy ngày qua 2, vợ chồng chỉ còn biết ra rẫy mót lại những buồng chuối “đẹt” (chuối còi) bán kiếm tiền”.
Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, tại các xã An Lĩnh, An Xuân, An Thọ có khoảng 600ha chuối, trong đó có 200ha bị bệnh rũ lá. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã cử đoàn cán bộ kỹ thuật điều tra, lấy mẫu giám định và kết luận chuối bị bệnh Panama.
Đây là loại bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh, khó phòng trừ và sẽ gây chết từng bụi chuối. Theo thạc sĩ Đặng Văn Mạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, 200ha chuối bị bệnh Panama ở huyện Tuy An với tỉ lệ từ 20 đến 30% cây, cao nhất khoảng 70 đến 80% cây/vườn.
Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng chuối do nấm Foc có nguồn gốc từ đất gây ra. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đề nghị địa phương tổ chức tập huấn cho người trồng chuối về kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh, đồng thời tiến hành áp dụng mô hình trồng chuối cao sản để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Có thể bạn quan tâm

Tuy cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đến cấp xã trong tỉnh Vĩnh Long đều nắm rõ quy định của Bộ Nông nghiệp- PTNT cấm nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) nước ngọt nhưng hiện tình hình nuôi tôm TCT trái phép trên địa bàn tỉnh chưa chấm dứt triệt để- nhất là 2 huyện Vũng Liêm, Tam Bình.

Từ ngư dân chính hiệu, họ tự tìm tòi, học hỏi đã trở thành những người nuôi tôm giỏi, vươn lên làm giàu trên vùng cát quê hương. Tạm gọi họ là những “kỹ sư” chân đất.

Dọc vùng ven biển Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), những cánh rừng ngập mặn đã bắt đầu vươn lên xanh tốt. Dưới tán rừng, các loài thủy sản được người dân thả nuôi đang mang lại hiệu quả cao.

Ngày 19/7, kỹ sư Phạm Duy Phượng, giảng viên Trường cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa (Phú Yên), cho biết, sau hơn nửa năm chế tạo thành công bộ thiết bị gây tê cá ngừ đại dương bằng điện, đến nay, ông đã chế tạo được hơn 30 bộ gây tê cá ngừ, cung cấp cho ngư dân trong tỉnh và ngoài tỉnh. Giá mỗi bộ thiết bị 25 triệu đồng, thấp hơn ba lần so với thiết bị cùng loại do Nhật Bản sản xuất.
Báo cáo của Chi cục Thủy sản cho thấy, nuôi cá lồng bè phát triển ổn định cả sản lượng và giá cả, trong khi nuôi cá tra tiếp tục thua lỗ.