Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuối Bị Bệnh, Người Trồng Thất Thu

Chuối Bị Bệnh, Người Trồng Thất Thu
Ngày đăng: 31/07/2014

Thời gian qua, ở các xã An Lĩnh, An Xuân, An Thọ (huyện Tuy An) nhiều cây chuối bỗng dưng bị rũ lá và chết khô. Ban đầu chuối chết từng bụi, sau đó lan rộng ra cả vườn mà không biết nguyên nhân vì sao.

Ông Nguyễn Văn Lâm ở xã An Thọ trồng 0,5ha chuối, đã có nhiều cây bị chết. Ông Lâm than thở: “Chuối mắc bệnh lạ lắm, chưa từng thấy. Từ lá già đến lá non ngả màu vàng, sau đó héo dần và gãy”.

Cạnh đó, vườn chuối của ông Trần Văn Tính rộng 1ha đang phát triển tốt, bỗng dưng lá cũng nhăn nheo và đồng loạt héo úa. “Ban đầu tôi tưởng do nắng hạn, nhưng bụi chuối trồng cạnh lu nước thường tưới hằng ngày cũng bị héo lá giống những cây chuối không được tưới nước. Tôi hỏi những người trong xóm về nguyên nhân chuối chết thì ai cũng lắc đầu, không biết bệnh gì”.

Không riêng gì xã An Thọ, nhiều vườn chuối trồng tại xã An Lĩnh cũng bị chết mà không rõ nguyên nhân. Một số diện tích chuối trồng cạnh suối thì phát triển chậm, bẹ chuối bị nứt và chảy mủ. Bà Lương Thị Hay ở xã An Lĩnh cho hay: “Lá chuối non thường có màu xanh nhạt, nhưng thời gian gần đây, tôi để ý thấy lá chuối non có màu xanh nhạt hơn.

Ban đầu chỉ xuất hiện ở một vài bụi, sau đó lan ra cả vườn. Tôi sợ mất giống nên bứng chuối con đi trồng nơi khác thì phát hiện củ chuối có mùi hôi khó chịu”.

Ông Đặng Văn Sơn ở xã An Xuân than vãn: “Trong dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, gia đình tôi thu trên 30 triệu đồng từ việc bán chuối. Thông thường, mỗi ngày gia đình tôi bán được từ 500.000 đến 700.000 đồng tiền chuối. Nay chuối bị bệnh, mấy ngày qua 2, vợ chồng chỉ còn biết ra rẫy mót lại những buồng chuối “đẹt” (chuối còi) bán kiếm tiền”.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, tại các xã An Lĩnh, An Xuân, An Thọ có khoảng 600ha chuối, trong đó có 200ha bị bệnh rũ lá. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã cử đoàn cán bộ kỹ thuật điều tra, lấy mẫu giám định và kết luận chuối bị bệnh Panama.

Đây là loại bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh, khó phòng trừ và sẽ gây chết từng bụi chuối. Theo thạc sĩ Đặng Văn Mạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, 200ha chuối bị bệnh Panama ở huyện Tuy An với tỉ lệ từ 20 đến 30% cây, cao nhất khoảng 70 đến 80% cây/vườn.

Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng chuối do nấm Foc có nguồn gốc từ đất gây ra. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đề nghị địa phương tổ chức tập huấn cho người trồng chuối về kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh, đồng thời tiến hành áp dụng mô hình trồng chuối cao sản để nâng cao hiệu quả kinh tế.


Có thể bạn quan tâm

Kinh Tế Trang Trại Ở Sóc Trăng Khởi Sắc Kinh Tế Trang Trại Ở Sóc Trăng Khởi Sắc

Với chức năng của tổ chức nghề nghiệp, tham mưu cho tỉnh và phối hợp với ngành nông nghiệp vận động nông dân phát triển kinh tế vườn, những năm gần đây, Hội Làm vườn (HLV) Sóc Trăng dành nhiều ưu tiên cho kinh tế trang trại nhằm khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương

03/04/2011
Phương Pháp Nuôi Tôm Sú Bán Thâm Canh, Thâm Canh Phương Pháp Nuôi Tôm Sú Bán Thâm Canh, Thâm Canh

Tập trung nuôi tôm trong vụ chính,bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.Vụ phụ mùa mưa hạn chế tối đa việc thả nuôi hoặc chuỵển sang nuôi các lòai thủy sản khác như cá rô phi,cá điêu hồng

18/05/2011
Thử Nghiệm Thuốc Kích Thích Tăng Trưởng Rau Ở Hà Nội Thử Nghiệm Thuốc Kích Thích Tăng Trưởng Rau Ở Hà Nội

Trước đó, ngày 21/3, Cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) đã tiến hành thử nghiệm thuốc kích thích tăng trưởng trên 1.000m2 rau cải ở Quảng Ngãi. Chiều 24/3, tại TP.HCM cũng bắt đầu đợt phun thuốc trên rau cải.

14/07/2012
Hải Lạng (Quảng Ninh): Hắt Hiu “Mùa Tôm Chín” Hải Lạng (Quảng Ninh): Hắt Hiu “Mùa Tôm Chín”

Người nuôi tôm, đặc biệt là nuôi theo hình thức quảng canh ở Hải Lạng (Tiên Yên, Quảng Ninh) vẫn nói với nhau đây là nghề “đánh bạc với trời”. Bão gió, thiên tai, dịch bệnh luôn rình rập đe doạ đến kế sinh nhai của các chủ đầm

21/06/2012
Ngư Dân Bình Định Trúng “Lộc Biển” Ngư Dân Bình Định Trúng “Lộc Biển”

Từ giữa tháng 10.2011 đến nay, ngư dân Bình Định liên tục trúng mùa cá biển, trong đó trúng đậm nhất là cá nục gai. Theo các ngư dân, mỗi chuyến biển từ 1 - 2 ngày, bình quân mỗi tàu thuyền có thu nhập từ 12 - 40 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thì mỗi thuyền còn lãi từ 4 - 25 triệu đồng

30/10/2011