Chung Tay Xây Dựng Quê Hương

Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Bình Phú đoàn kết một lòng, chung tay xây dựng quê hương ngày một khang trang, giàu đẹp.
Điểm sáng nhất của xã Bình Phú vào thời điểm này là hạ tầng kinh tế được đầu tư đồng bộ. Giao thông nông thôn trên địa bàn đã được nhựa hóa và bê tông hóa, điện sinh hoạt cũng đã được phủ kín toàn xã... Hạ tầng cơ sở được đầu tư đồng bộ đã tạo “cú hích” để người dân Bình Phú tập trung phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại.
Đầu tư trồng 5 sào tiêu trong vườn nhà, từ năm 2012 đến nay gia đình ông Nguyễn Đức Tâm (ở thôn Đức An) mỗi năm thu được 4 - 5 tạ tiêu khô. Với giá tiêu tương đối ổn định trong khoảng 230 - 250 nghìn đồng/kg, gia đình ông Tâm thu lợi gần 100 triệu đồng/năm sau khi khấu trừ chi phí sản xuất. “Sau mức đầu tư ban đầu, quá trình chăm sóc tiêu ít tốn công sức và chi phí. Bởi vậy, đến giai đoạn tiêu cho hạt thì lợi nhuận thu được tương đối cao” - ông Tâm cho biết.
Cũng nhờ thế mà đến nay, không chỉ thu lại 200 triệu đồng vốn đầu tư ban đầu, gia đình ông Tâm đã thu lãi được gần 100 triệu đồng; trong khi đó, vườn tiêu có thể cho thu hoạch trong thời gian 20 năm sau ngày tiêu cho hạt lần đầu.
Ngoài kinh tế vườn, nông dân xã Bình Phú còn chú trọng phát triển kinh tế trang trại. Như trang trại nuôi heo của gia đình ông Đoàn Ngọc Tịnh (ở thôn Long Hội), đầu tư nuôi 2.000 con heo, sau mỗi lần xuất bán, gia đình ông thu lãi hơn 100 triệu đồng.
Ông Lê Văn Thôi - Chủ tịch UBND xã Bình Phú cho hay, đa dạng các mô hình kinh tế vườn, kinh tế trang trại, nuôi bò nhốt chuồng, trồng keo, cao su... trên địa bàn xã đã giúp cho người dân tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã Bình Phú những năm qua đạt gần 15 triệu đồng/người/năm và sẽ ngày càng được nâng lên khi người dân đã năng động tận dụng các điều kiện tốt của địa phương để phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, thời gian qua, xã Bình Phú đã huy động các nguồn lực để ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục, y tế. Phần lớn trường học trên địa bàn xã đã được tầng hóa; chất lượng giáo dục ngày một nâng lên; Trường THCS Lê Lợi trên địa bàn đã đạt chuẩn quốc gia. Trạm Y tế xã cũng được xây dựng khang trang, có bác sĩ khám chữa bệnh. Trong công tác an sinh xã hội, Bình Phú dành sự quan tâm đặc biệt đối với hộ chính sách, gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng...
Ông Lê Văn Thôi cho biết, trong giai đoạn hiện nay, Bình Phú chú trọng tập trung xây dựng hạ tầng kinh tế theo quy hoạch nông thôn mới để đẩy mạnh sản xuất, qua đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Cùng với đó, thực hiện tốt hơn nữa sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa. “Để thực hiện tốt các định hướng đó, ưu tiên của chúng tôi là chú trọng cải cách hành chính để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành của UBND xã cũng như hoạt động của mặt trận, các đoàn thể” - ông Thôi nói.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày cận tết, nhiều ngư dân xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) hành nghề lưới trũ đánh bắt tôm nhí (tôm hùm con) thu được bạc triệu sau mỗi đêm đánh bắt.

Ngày 31-1 (mùng 1 tết), một số nông dân có ao, hồ, bè nuôi cá nước ngọt với diện tích lớn cho biết, dịp tết Nguyên đán năm nay các loại cá nước ngọt đều ế hàng và giá giảm từ 2-4 ngàn đồng/kg so với ngày thường. Cụ thể, giá cá điêu hồng nông dân bán tại hồ, bè chỉ còn 32-33 ngàn đồng/kg, cá chép còn 40-42 ngàn đồng/kg, cá lóc 27-28 ngàn đồng/kg...

Từ mùng 2 tết, hầu hết các tiểu thương ở chợ đã bắt đầu bán trở lại. Nhiều mặt hàng tăng giá trong tết như bia, hải sản, trái cây…

Thông tư 204/2013/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng trong nuôi trồng thủy sản do Bộ Tài chính vừa ban hành có hiệu lực thi hành từ 10/2/2014.

“Mỡ nhiều, khả năng tồn lưu hóa chất tăng trọng trong thịt”… Đó là hai lý do làm cho người tiêu dùng hiện nay lo ngại với thịt heo nhà. Chính vì vậy đã xuất hiện nhu cầu thịt sạch, an toàn, qua việc nhiều người trong tỉnh tìm mua thịt heo rừng lai, đón Tết Giáp Ngọ.