Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chứng Nhận Nhãn Hiệu Cho Chanh Không Hạt

Chứng Nhận Nhãn Hiệu Cho Chanh Không Hạt
Ngày đăng: 14/08/2013

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hậu Giang vừa tổ chức trao giấy “Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Chanh không hạt Hậu Giang” của Cục Sở hữu trí tuệ (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cho Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Thạnh Phước, ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành.

Sau một năm nộp đơn xin đăng ký của HTX, Cục Sở hữu trí tuệ đã chấp thuận và cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “chanh không hạt Hậu Giang” cho tập thể HTX, bao gồm 6 thành viên và có hiệu lực trong 10 năm. Việc có giấy chứng nhận sẽ giúp cho sản phẩm chanh không hạt của HTX mở ra nhiều hướng đi mới, tạo nên thương hiệu, tăng sức cạnh tranh, thị trường đầu ra ngày một ổn định, giúp người dân an tâm sản xuất...

Hiện tại, HTX có 84 xã viên trồng chanh không hạt với tổng diện tích hơn 100ha, trong đó có hơn 30ha áp dụng các quy trình kỹ thuật, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo mô hình VietGAP và GlobalGAP. Hiện tại, mỗi ngày HTX thu mua từ 1,5 - 2 tấn trái chanh không hạt từ các xã viên và những hộ dân lân cận để cung ứng cho thị trường nội địa và các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng lượng chanh cung vẫn không đủ cầu. Mỗi năm, nhà vườn nơi đây thu lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/ha.


Có thể bạn quan tâm

Thị Xã Hồng Ngự (Đồng Tháp): Bảo Vệ Tôm, Cá Nuôi Trong Mùa Lũ Thị Xã Hồng Ngự (Đồng Tháp): Bảo Vệ Tôm, Cá Nuôi Trong Mùa Lũ

Mùa lũ năm nay, toàn thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) có 138,65ha diện tích nuôi tôm mùa lũ, 46ha cá tra thương phẩm, 105 ao nuôi cá tra giống, 209 lồng bè...

25/10/2013
Xác Xơ Xác Xơ "Miệt Vườn" Tiên Phước (Quảng Nam)

Những năm qua huyện Tiên Phước (Quảng Nam) đã đầu tư tạo dựng được rất nhiều khu vườn kinh tế cao, chủ lực là các loại cây như quế, lòn bon, hồ tiêu, măng cụt, dó bầu… Nhưng nay, nhiều vườn đã tan hoang do bão.

25/10/2013
Đồng Tháp: Năm 2013, Diện Tích Nuôi Thủy Sản Đạt Trên 93% Kế Hoạch Đồng Tháp: Năm 2013, Diện Tích Nuôi Thủy Sản Đạt Trên 93% Kế Hoạch

Năm 2013, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh Đồng Tháp tiếp tục gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình hình chế biến xuất khẩu, sản xuất và tiêu thụ thức ăn cho cá tra cũng không thuận lợi. Nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất do thiếu vốn, chi phí sản xuất tăng cao. Tuy nhiên, do việc nuôi cá tra đã có sự sắp xếp lại, phần lớn diện tích nuôi cá tra trong tỉnh là các vùng nuôi thuộc 41 doanh nghiệp (chiếm 65,21% diện tích) nên chủ động cung ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

26/10/2013
Thái Bình: Thanh Long Tím Malaysia Bén Rễ Trên Đất Thái Thụy Thái Bình: Thanh Long Tím Malaysia Bén Rễ Trên Đất Thái Thụy

“Tôi dự định sẽ nhân giống thanh long tím bán cho các gia trại, trang trại bạn nhằm tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Đồng thời, sẽ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này bằng cách đứng ra làm đầu mối thu mua, bao tiêu sản phẩm, cùng bà con phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới” - Anh Trịnh Tiến Mạnh chia sẻ

26/10/2013
Tìm Đầu Ra Cho Chuối Tiêu Hồng Tìm Đầu Ra Cho Chuối Tiêu Hồng

Việc đưa cây chuối tiêu hồng có giá trị kinh tế vào trồng ở vùng cao Phước Sơn (Quảng Nam) đã mở ra cơ hội thoát nghèo cho nhiều hộ dân nơi đây. Thế nhưng, trên thực tế việc trồng tập trung và đầu ra cho sản phẩm chuối lại đang gặp rất nhiều khó khăn.

26/10/2013