Chuẩn Bị Đất Trồng Cà Tím

Cà tím có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau (vụ đông xuân) hoặc từ tháng 4 đến tháng 7 (vụ hè thu).
Do hạt cà tím có vỏ gỗ cứng, tương đối dày nên trước khi gieo phải ngâm trong nước từ 24 – 30 giờ, vớt ra rửa sạch nhớt rồi ngâm tiếp trong nước ấm (2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh) nhiệt độ khoảng 50oC trong 1 giờ. Sau đó vớt ra và ủ ấm hạt cho tới nứt nanh rồi đem gieo trên khay ươm hạt giống.
Lượng hạt giống cần gieo để có đủ cây giống trồng cho 1.000m2 là từ 30 – 40gram. Khi cây con có 5 - 6 lá thật, cao 6 – 8cm, khoẻ mạnh, thân mập đều là đạt tiêu chuẩn cây giống được phép chuyển ra ruộng trồng.
Cà tím thích hợp với các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, giàu hữu cơ, tơi xốp, dễ thoát nước, có độ pH = 6,5 - 7,2. Đất được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại và lên líp rộng 1,1 - 1,2m, cao 20 – 25cm, rãnh rộng 30cm. Cần có mương tưới và tiêu nước.
Bón phân (áp dụng cho 1.000m2): Lượng phân bón lót bao gồm: 1 tấn phân chuồng hoai mục + 30kg phân lân nội địa (Supe lân hoặc lân nung chảy) + 5kg phân kali (KCl hoặc K2S04 là tốt nhất). Cuốc hố sâu 10 – 15cm thành 2 hàng trên mặt luống với khoảng cách hàng cách hàng 60cm, cây cách cây 70cm (mật độ khoảng 2.000 - 2.500 cây/1.000m2). Trộn đều các loại phân trên với nhau, bón theo hốc, trộn đều với đất, lấp bằng để 3 - 4 hôm mới trồng cây. Mùa mưa nên trồng thưa hơn mùa khô. Có thể sử dụng 300kg phân hữu cơ sinh học + phân NPK (20-20-15 +Te) đã chế biến chuyên dùng cho rau.
Bón thúc lần 1 (10 ngày sau trồng) với 8 – 10kg phân NPK (25-5-5). Sử dụng thêm phân bón lá NPK (30-10-10 +TE).
Bón thúc lần 2 (25 - 30 ngày sau trồng) với 10 – 12kg NPK (6-12-12 +TE). Sử dụng thêm phân bón lá để cà ra nhiều hoa và đậu trái, dùng NPK (10-60-10+Te) + Canxibore hoặc xịt phân Solubore + Roots Dry.
Bón thúc lần 3 (45 - 50 ngày sau trồng): 12 – 14kg NPK (18-6-12). Dùng thêm phân bón lá NPK (30-10-10) cho trái cà phát triển to và thẳng.
Bón thúc lần 4 (sau khi thu hoạch lứa quả thứ 2): Bón 10kg NPK (12-6-18). Xịt thêm NPK (20-20-20+Te). Trong các đợt bón cần kết hợp làm cỏ, vun gốc.
Lưu ý, thường xuyên tưới đủ ẩm cho cà sinh trưởng, phát triển tốt, đặc biệt là thời kỳ ra hoa, nuôi quả. Có thể dẫn nước ngập 2/3 rãnh luống cho nước ngấm vào mặt luống khoảng 2 - 3 giờ rồi tháo cạn nước đi. Thu hoạch khi quả đã lớn đẫy, căng đều, vỏ bắt đầu chuyển từ màu tím sang tím nhạt. Cách 2 - 3 ngày thu chọn một lần, không để cà quá già kém chất lượng.
Có thể bạn quan tâm

2Lúa giới thiệu phương pháp trồng Cà Pháo. Cà pháo có thể được trồng ở độ cao đến 600 m. Ở Việt Nam, nó có thể trồng làm hai vụ: vụ sớm gieo hạt vào tháng 7 - tháng 8, thu hoạch vào tháng 11 – 12; vụ chính gieo hạt vào tháng 11 - tháng 12, thu hoạch quả vào tháng 3 – tháng 5

Giống trồng trong vụ Đông Xuân tương đối đa dạng như: giống địa phương, giống ấn Độ, SB3, và một số giống F1 của nước ngoài như S902, Delta, VL 2000, HP5, S901, ... Giống có thể thích hợp trồng trong vụ mưa là KBT4, số 12, SB2, S901

Thông thường khi trời lạnh, sương giá xuất hiện làm cho cà chua xanh bị rụng. Đây là hiện tượng rất phổ biến và để khắc phục, trước khi trời lạnh nên dùng nilon phủ cho cà chua từ chiều hôm trước đến buổi sáng hôm sau khi nhiệt độ ngoài trời tăng lên

Để giải vụ thu hoạch quả, nhiều bà con nông dẫn đã sử dụng một số giống cà chua trái vụ để trồng cả vụ sớm lẫn vụ muộn và đã cho lợi nhuận cao gấp 2-3 lần so với cà chua chính vụ. Tuy nhiên, do tác động của các yếu tố thời tiết không thuận lợi nên cà chua trái vụ rất khó trồng, hay bị nhiều bệnh gây hại như: héo rũ, héo xanh, vàng lá, thối quả…Chăm sóc cà chua trái vụ đúng kỹ thuật là một trong những phương pháp để cà chua sạch bệnh và cho năng suất cao.

Đó là các triệu chứng điển hình của bệnh xoăn lá virus. Bệnh này do virus gây ra và gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có nhóm cây rau thực phẩm bị hại nghiêm trọng nhất như cà chua, khoai tây, ớt, các cây họ bầu bí, các cây họ cà, thuốc lá, bông, đu đủ …Nếu không được phát hiện và có các biện pháp phòng trị kịp thời thì bệnh sẽ lan rộng, gây thiệt hại lớn làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm các loại rau quả, thậm chí có thể thất thu hoàn toàn.