Chưa Cho Phép Nuôi Tằm Lai Nhện

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có công văn thông báo về việc thực hiện dự án nuôi tằm biến đổi gen (BĐG) hay còn gọi là tằm lai nhện.
Theo Bộ NN&PTNT, quản lý động vật BĐG, sinh vật BĐG là lĩnh vực mới trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đối với động vật BĐG, rất ít nước trên thế giới áp dụng cho việc khảo nghiệm đánh giá ảnh hưởng đến môi trường và đa dạng sinh học, phần lớn là do khó quản lý rủi ro.
Tại Việt Nam, hiện nay chưa có khung pháp lý và không đủ năng lực quản lý đối với lĩnh vực rất mới này. Do vậy, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng tạm thời chưa triển khai việc thực hiện phối hợp với Tập đoàn KBL Hoa Kỳ thực hiện dự án nuôi tằm BĐG đến khi chúng ta có khung pháp lý cho lĩnh vực này.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, hiệu quả kinh tế từ cây chanh leo ở xã Kdang (huyện Đak Đoa) và xã Đak Djrăng (huyện Mang Yang) đã thực sự khiến cho người dân ngỡ ngàng.

Nhiều loại trái cây đã bắt đầu vào mùa thu hoạch, điều khiến nhà vườn phấn khởi hơn là đến thời điểm này, giá cả vẫn còn khá cao.

Công trình thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống tưới kín có tổng kinh phí hơn 7,1 tỷ đồng, được triển khai tại xã Tam Ngọc (TP.Tam Kỳ). Sau gần 2 năm thi công, đến nay đã bắt đầu đi vào hoạt động đã giải quyết bài toán thiếu nước dai dẳng của hàng trăm hộ dân địa phương.

Không có nước tưới, 17ha mía xứ đồng Bờ An Cây Dừng, thôn Phước Đức, xã Đức Phú (Mộ Đức) năng suất chỉ đạt 2 tấn/sào. Với giá mía hiện nay, người trồng mía nơi đây không tránh khỏi thua lỗ. Chuyển đổi giống cây trồng là phương án đã được tính đến, nhưng trồng cây gì khi nơi đây chỉ có thể trông chờ vào nước trời. Đó là bài toán khó đối với 110 hộ dân chỉ biết sống nhờ vào đồng ruộng.

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 08 - NQ/HU ngày 17/7/2008 của Huyện ủy Cam Lộ (Quảng Trị) về đẩy mạnh phát triển cây cao su giai đoạn 2008 - 2010; Kết luận số 28 - KL/HU ngày 25/11/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy về nhiệm vụ, giải pháp phát triển cây cao su giai đoạn 2011 - 2015, diện tích cây cao su của địa phương đã phát triển mạnh mẽ, tạo bước chuyển biến cơ bản về cây trồng, khai thác tiềm năng đất đai hợp lý và giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân.