Chưa Cho Nhập Khẩu Cá Tầm Thương Phẩm

Theo Cơ quan quản lý Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp Việt Nam (Cites Việt Nam), sau 9 năm kể từ ngày được đưa vào nuôi thử nghiệm ở Việt Nam, đến nay cá tầm đã được nuôi ở cả 3 miền của đất nước.
Sản lượng cá tầm dự kiến trong năm 2013 là 900 tấn, trong đó Lâm Đồng 450 tấn, các tỉnh miền núi phía bắc 250 tấn, miền Nam và Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng) 240 tấn. Cites Việt Nam cho rằng cá tầm là loài cần được bảo vệ nên việc xuất - nhập khẩu bắt buộc phải có giấy phép. Từ trước đến nay, Cites Việt Nam mới chỉ cấp giấy phép cho một số công ty nhập khẩu trứng cá tầm và cá tầm giống vào Việt Nam, chưa cấp giấy phép cho nhập khẩu cá tầm thương phẩm. Hiện nay, cá tầm Trung Quốc đang bày bán trên thị trường đến 90% đều là hàng nhập lậu.
Có thể bạn quan tâm

Lập gia đình và ra riêng vào năm 1988, vùng đất ông Bình chọn làm nơi lập nghiệp nằm cuối bản đồ hành chính của xã Đức Lĩnh, giao thông cách trở, đất cằn hoang hóa, khó cải tạo.

Hương Sơn mở đợt thi đua cao điểm xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhà nhà, người người ra quân phát quang hành lang giao thông, xây dựng kênh mương, làm đường bê tông, vệ sinh môi trường, chỉnh trang hàng rào, vườn tược… tạo nên không khí thi đua sôi nổi.

Một chiều cuối tháng 8/2015, khi những cơn mưa dầm xuất hiện trên những cánh đồng tôm - lúa cũng là lúc báo hiệu cho một vụ lúa sắp đến.

Theo ghi nhận của cơ quan chức năng, trong hơn 10 tháng qua, dịch bệnh trên nhiều loại cây trồng tại tỉnh Lâm Đồng vẫn diễn biến khá phức tạp.

Bệnh ruột đỏ (cách gọi của người nuôi tôm địa phương) đang là nỗi ám ảnh. Đây là bệnh mới, chưa có công bố chính thức nào nên chưa có cách phòng và chống bệnh hiệu quả.