Chư Jút, Cựu Chiến Binh Vững Vàng Trên Mặt Trận Phát Triển Kinh Tế

Theo ông Lê Văn Giêng, Chủ tịch Hội CCB huyện Chư Jút thì hiện toàn huyện có 2.790 hội viên, sinh hoạt ở 10 tổ chức cơ sở hội.
Nhằm từng bước nâng cao đời sống của các hội viên, chỉ tính riêng trong 5 năm qua, Hội CCB các cấp đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức nhiều lớp tập huấn về công tác xóa đói, giảm nghèo, khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 1.000 lượt hội viên.
Từ việc vận dụng các kiến thức đã học, nhiều CCB đã biết chọn giống cây trồng, vật nuôi mới, biết chăm sóc đúng kỹ thuật nên năng suất ngày càng cao. Các cấp hội cũng phát động phong trào xây dựng quỹ hội để có kinh phí thực hiện các hoạt động tình nghĩa vừa giúp hội viên nghèo có điều kiện vay vốn phục vụ sản xuất, chăn nuôi, cải thiện đời sống.
Tính đến nay, 100% hội cơ sở và chi hội đã xây dựng được nguồn quỹ trên 2,4 tỷ đồng, giải quyết cho hàng trăm hội viên được vay hàng năm. Cùng với đó, nhiều cơ sở hội còn phát động phong trào đoàn kết, tương trợ, giúp nhau về ngày công, cây con giống, nguồn vốn, truyền đạt kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh nhằm giúp hội viên nghèo từng bước phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Điển hình như CCB Đinh Văn Ngọc ở thôn 5, xã Trúc Sơn, trải qua những khó khăn, thiếu thốn trong những ngày đầu mới vào lập nghiệp, với sự cần cù, chịu khó, hiện nay đã có đến mấy héc ta cà phê và các loại cây trồng, vật nuôi khác, mỗi năm thu nhập vài trăm triệu đồng.
CCB Lê Tuấn Định ở thôn Trung Tâm, xã Đắk Wil thì với việc phát triển mô hình vườn, ao, chuồng, mỗi năm có thu nhập trên 1 tỷ đồng. Các CCB Nguyễn Văn Cao ở thôn Tân Bình, xã Nam Dong; Hà Văn Tưng ở thôn Trung Sơn, xã Ea Pô; Nguyễn Văn Thung ở thôn 14, xã Đắk D'rông…cũng được xem là những điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi ở địa phương v.v…
Với sự nỗ lực vươn lên trên “mặt trận” phát triển kinh tế, đến nay, toàn huyện đã có 230 hộ CCB được công nhận là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi; 942 hộ CCB có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên; hộ nghèo giảm xuống còn 131 hộ, chiếm 4,4%.
Điều đáng mừng là từ việc phát triển được kinh tế gia đình, hội viên CCB đã có điều kiện hơn trong việc tham gia và dẫn đầu trong tất cả các hoạt động, phong trào ở mỗi địa phương, góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 8/2012, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Kiên Giang hỗ trợ nông dân nuôi thí điểm cá chạch lấu hay còn gọi là cá chạch bông. Sau gần một năm thực hiện, bước đầu, mô hình mang lại hiệu quả, mở ra hướng phát triển mới cho nông dân trong nghề nuôi thủy sản nước ngọt.

Năm 1984, ông Phạm Quang Hành ở thôn Hòa Bình, xã Hùng Sơn (Thanh Miện - Hải Dương) nuôi thử 5 đàn ong để lấy mật bồi dưỡng sức khoẻ.

Châu Thành (Tiền Giang) được xem là “vương quốc rau” của tỉnh và đây cũng là một trong những địa phương đầu tiên triển khai mô hình sản xuất rau an toàn. Thế nhưng, qua hơn 10 năm từ khi mô hình đầu tiên được triển khai quá trình xây dựng vùng rau an toàn vẫn loay hoay tìm hướng đi.

Đến nay, vụ lạc ở Thừa Thiên - Huế đã thu hoạch xong được hơn 1 tháng, nhưng do giá xuống quá thấp và thương lái ít thu mua nên người dân khó bán được lạc.

Thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện Tánh Linh về sản xuất lúa chất lượng cao vụ đông xuân 2012 - 2013, UBND huyện đã triển khai trên diện tích là 1.000 ha, phân bổ cho 9 xã và một thị trấn (trừ Măng Tố, La Ngâu, Suối Kiết, Gia Huynh). UBND huyện Tánh Linh đã chỉ định 2 đơn vị cung ứng giống là HTX NNII Đức Phú và Công ty cổ phần Giống cây trồng Nha Hố.