Chư Jút, Cựu Chiến Binh Vững Vàng Trên Mặt Trận Phát Triển Kinh Tế

Theo ông Lê Văn Giêng, Chủ tịch Hội CCB huyện Chư Jút thì hiện toàn huyện có 2.790 hội viên, sinh hoạt ở 10 tổ chức cơ sở hội.
Nhằm từng bước nâng cao đời sống của các hội viên, chỉ tính riêng trong 5 năm qua, Hội CCB các cấp đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức nhiều lớp tập huấn về công tác xóa đói, giảm nghèo, khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 1.000 lượt hội viên.
Từ việc vận dụng các kiến thức đã học, nhiều CCB đã biết chọn giống cây trồng, vật nuôi mới, biết chăm sóc đúng kỹ thuật nên năng suất ngày càng cao. Các cấp hội cũng phát động phong trào xây dựng quỹ hội để có kinh phí thực hiện các hoạt động tình nghĩa vừa giúp hội viên nghèo có điều kiện vay vốn phục vụ sản xuất, chăn nuôi, cải thiện đời sống.
Tính đến nay, 100% hội cơ sở và chi hội đã xây dựng được nguồn quỹ trên 2,4 tỷ đồng, giải quyết cho hàng trăm hội viên được vay hàng năm. Cùng với đó, nhiều cơ sở hội còn phát động phong trào đoàn kết, tương trợ, giúp nhau về ngày công, cây con giống, nguồn vốn, truyền đạt kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh nhằm giúp hội viên nghèo từng bước phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Điển hình như CCB Đinh Văn Ngọc ở thôn 5, xã Trúc Sơn, trải qua những khó khăn, thiếu thốn trong những ngày đầu mới vào lập nghiệp, với sự cần cù, chịu khó, hiện nay đã có đến mấy héc ta cà phê và các loại cây trồng, vật nuôi khác, mỗi năm thu nhập vài trăm triệu đồng.
CCB Lê Tuấn Định ở thôn Trung Tâm, xã Đắk Wil thì với việc phát triển mô hình vườn, ao, chuồng, mỗi năm có thu nhập trên 1 tỷ đồng. Các CCB Nguyễn Văn Cao ở thôn Tân Bình, xã Nam Dong; Hà Văn Tưng ở thôn Trung Sơn, xã Ea Pô; Nguyễn Văn Thung ở thôn 14, xã Đắk D'rông…cũng được xem là những điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi ở địa phương v.v…
Với sự nỗ lực vươn lên trên “mặt trận” phát triển kinh tế, đến nay, toàn huyện đã có 230 hộ CCB được công nhận là hộ sản xuất, kinh doanh giỏi; 942 hộ CCB có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên; hộ nghèo giảm xuống còn 131 hộ, chiếm 4,4%.
Điều đáng mừng là từ việc phát triển được kinh tế gia đình, hội viên CCB đã có điều kiện hơn trong việc tham gia và dẫn đầu trong tất cả các hoạt động, phong trào ở mỗi địa phương, góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, các đơn vị đã xây dựng được 22 nguồn giống cây lâm nghiệp, trong đó: 7 lâm phần tuyển chọn sến mật, vẹt, trang, đước, thông Cariber... với diện tích 463,7 ha; 9 rừng giống chuyển hóa thông nhựa, lát hoa, lim xanh, mỡ, trám trắng, keo tai tượng, diện tích 87,27 ha; 1 rừng giống keo tai tượng, diện tích 10 ha; 2 vườn cung cấp hom phi lao dòng TT2.6, TT2.7, diện tích 0,9 ha... Hàng năm, thu hái hơn 4.000 kg hạt giống đưa vào sản xuất gieo ươm.

Theo anh Trần Văn Phi, có được thành công này là nhờ cách nghĩ, cách làm và kinh nghiệm đúc rút được sau nhiều năm anh làm thuê cho các công ty nước ngoài ở Lâm Đồng. Anh Phi kể năm 1993, anh xin làm công nhân cho một công ty Đài Loan chuyên trồng, sản xuất chè chất lượng cao.

Từ đầu năm đến nay nhiều tổ chức cá nhân tại Hà Tĩnh đã mạnh dạn, đầu tư chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh, cải tiến sang nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao trên cát và trong ao đất lót bạt, vỗ bờ nhằm phát huy hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước và tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay, nhà vườn trồng bưởi để bán trái vào dịp Tết Nguyên đán ở huyện Châu Thành (Hậu Giang) đang thất vọng vì mất mùa. Sau một năm đầu tư chăm sóc, người trồng bưởi kỳ vọng cho thu nhập cao, có điều kiện chăm chút cho ngày Tết đủ đầy hơn nhưng giờ chỉ mong không bị thua lỗ...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre đã đề nghị Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nghiên cứu, đánh giá mức độ thành công mô hình nuôi tôm xen với tôm càng xanh của ông Võ Thành Công, nông dân xã Phú Long, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre để nhân rộng.