Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ Động Phòng Bệnh Cho Đàn Gia Súc, Gia Cầm

Chủ Động Phòng Bệnh Cho Đàn Gia Súc, Gia Cầm
Ngày đăng: 19/11/2014

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị chỉ đạo triển khai các biện pháp chủ động phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ đầu năm 2014 đến nay, một số dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm đã xảy ra rải rác tại một số tỉnh, thành phố, cụ thể, dịch cúm gia cầm A/H5N1 xuất hiện tại 33 tỉnh, thành phố làm hơn 211 ngàn con gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy, dịch lở mồm long móng gia súc đã xảy ra tại 10 tỉnh gồm Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum và Yên Bái làm trên 2,3 ngàn con gia súc mắc bệnh….

Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm phòng, chống dịch nhiều năm qua, những tháng cuối năm chính là thời gian thuận lợi cho các loại dịch bệnh động vật phát sinh và lây lan.

Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm tăng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán; thời tiết chuyển lạnh làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát tán và gây bệnh…

Do vậy, để chủ động phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm cho đàn gia súc, gia cầm, giảm thiểu các tác động tiêu cực, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện tốt công tác tiêm phòng đợt chính và tiêm bổ sung để chủ động phòng các bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm, tai xanh và các bệnh nguy hiểm khác trên đàn gia súc, gia cầm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…

Đồng thời tổ chức giám sát lâm sàng, lấy mẫu giám sát chủ động trên đàn gia súc, gia cầm để phát hiện dịch bệnh kịp thời.

Các tỉnh cũng cần tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn tỉnh, tổ chức thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch động vật tại gốc, chỉ đạo kiểm soát có hiệu quả việc vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật qua biên giới nhằm ngăn chặn các mầm bệnh nguy hiểm trên động vật xâm nhập vào Việt Nam, đặc biệt là ngăn ngừa các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm lây lan qua các tỉnh biên giới phía Bắc theo con đường vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp các loại trứng gia cầm, gia cầm giống, gia cầm loại thải và sản phẩm khác của gia cầm.

Một biện pháp quan trọng khác là tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng. Cụ thể, tổ chức, cá nhân khi phát hiện động vật chết không rõ nguyên nhân hoặc động vật nghi mắc bệnh truyền nhiễm phải thông báo cho chính quyền cơ sở, nhân viên thú y, đường dây nóng của cơ quan chức năng.

Ngoài ra, vận động người chăn nuôi thực hiện tốt việc tiêm phòng các bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm; áp dụng biện pháp nuôi cách ly, theo dõi lâm sàng gia súc, gia cầm nuôi mới, tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi, đồng thời chủ động triển khai các biện pháp chống rét, chống đói cho gia súc, gia cầm trong mùa đông, đặc biệt tại các tỉnh phía Bắc.

Nguồn bài viết: http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh-dia-phuong/Chu-dong-phong-benh-cho-dan-gia-suc-gia-cam/213598.vgp


Có thể bạn quan tâm

Mở Rộng Các Hình Thức Liên Kết Tiêu Thụ Sản Phẩm Hoa Màu Mở Rộng Các Hình Thức Liên Kết Tiêu Thụ Sản Phẩm Hoa Màu

Trong năm, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hoa màu tiếp tục được quan tâm. Cụ thể, thực hiện 7 mô hình trình diễn rau an toàn (RAT); 4 mô hình sản xuất RAT gắn với tiêu thụ và nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo lồng ghép trong các chương trình, dự án... Từ đó, nông dân đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng (bắp 7 tấn/ha, đậu nành 2,1 tấn/ha, rau muống lấy hạt 2,5 tấn/ha). Sản xuất RAT diện tích trên 150ha, đạt 83,5% kế hoạch nhưng hầu hết diện tích rau đều sản xuất nhỏ lẻ, chưa có liên kết sản xuất và tiêu thụ.

02/11/2013
Nuôi Bò Không Lo Lỗ Nuôi Bò Không Lo Lỗ

Từ con gà, con vịt cho đến con heo đang đẩy người chăn nuôi ở Bình Định lâm cảnh khốn đốn. Nguyên nhân do sau Tết, giá cả các loại vật nuôi nói trên đều tuột, trong khi giá thức ăn chăn nuôi vẫn “bình chân như vại”.

20/04/2013
Hà Tĩnh Nên Chấm Dứt Trồng Cao Su Gần Biển Hà Tĩnh Nên Chấm Dứt Trồng Cao Su Gần Biển

Cao su được Hà Tĩnh công nhận là cây mũi nhọn kinh tế bởi nguồn lợi đưa lại rất lớn. Thế nhưng bão số 10 vừa qua đã làm cho gần 800/1.600ha cao su ở Kỳ Anh bị gãy đổ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đây là bài học xương máu cho việc quy hoạch thiếu cân nhắc bởi Kỳ Anh thường xuyên "hứng bão" thế nhưng nơi đây vẫn cứ trồng cao su bằng mọi giá.

02/11/2013
Trồng Táo Xanh Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Trồng Táo Xanh Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Được triển khai từ tháng 8/2012 tại xã Phước Sơn (Ninh Phước) trên diện tích 2,5 ha, mô hình trồng táo xanh theo tiêu chuẩn VietGAP bước đầu mang lại hiệu quả trong việc “sạch hóa” nông sản, là hướng đi phù hợp, tạo chỗ đứng tin cậy trên thị trường.

21/04/2013
Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Ếch Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Ếch

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, nhằm tăng thêm nguồn thu cho gia đình, góp phần giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo ở địa phương, trong đó, mô hình nuôi ếch đầu tư ít, dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao, đang ngày càng có nhiều nông dân áp dụng.

02/11/2013