Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ Động Phòng Bệnh Cho Đàn Gia Súc, Gia Cầm

Chủ Động Phòng Bệnh Cho Đàn Gia Súc, Gia Cầm
Ngày đăng: 19/11/2014

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị chỉ đạo triển khai các biện pháp chủ động phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ đầu năm 2014 đến nay, một số dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm đã xảy ra rải rác tại một số tỉnh, thành phố, cụ thể, dịch cúm gia cầm A/H5N1 xuất hiện tại 33 tỉnh, thành phố làm hơn 211 ngàn con gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy, dịch lở mồm long móng gia súc đã xảy ra tại 10 tỉnh gồm Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum và Yên Bái làm trên 2,3 ngàn con gia súc mắc bệnh….

Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm phòng, chống dịch nhiều năm qua, những tháng cuối năm chính là thời gian thuận lợi cho các loại dịch bệnh động vật phát sinh và lây lan.

Nguyên nhân chủ yếu là do các hoạt động chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm tăng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán; thời tiết chuyển lạnh làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát tán và gây bệnh…

Do vậy, để chủ động phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm cho đàn gia súc, gia cầm, giảm thiểu các tác động tiêu cực, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo thực hiện tốt công tác tiêm phòng đợt chính và tiêm bổ sung để chủ động phòng các bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm, tai xanh và các bệnh nguy hiểm khác trên đàn gia súc, gia cầm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…

Đồng thời tổ chức giám sát lâm sàng, lấy mẫu giám sát chủ động trên đàn gia súc, gia cầm để phát hiện dịch bệnh kịp thời.

Các tỉnh cũng cần tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn tỉnh, tổ chức thực hiện nghiêm túc việc kiểm dịch động vật tại gốc, chỉ đạo kiểm soát có hiệu quả việc vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật qua biên giới nhằm ngăn chặn các mầm bệnh nguy hiểm trên động vật xâm nhập vào Việt Nam, đặc biệt là ngăn ngừa các chủng vi rút cúm gia cầm nguy hiểm lây lan qua các tỉnh biên giới phía Bắc theo con đường vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp các loại trứng gia cầm, gia cầm giống, gia cầm loại thải và sản phẩm khác của gia cầm.

Một biện pháp quan trọng khác là tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng. Cụ thể, tổ chức, cá nhân khi phát hiện động vật chết không rõ nguyên nhân hoặc động vật nghi mắc bệnh truyền nhiễm phải thông báo cho chính quyền cơ sở, nhân viên thú y, đường dây nóng của cơ quan chức năng.

Ngoài ra, vận động người chăn nuôi thực hiện tốt việc tiêm phòng các bệnh nguy hiểm cho gia súc, gia cầm; áp dụng biện pháp nuôi cách ly, theo dõi lâm sàng gia súc, gia cầm nuôi mới, tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi, đồng thời chủ động triển khai các biện pháp chống rét, chống đói cho gia súc, gia cầm trong mùa đông, đặc biệt tại các tỉnh phía Bắc.

Nguồn bài viết: http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh-dia-phuong/Chu-dong-phong-benh-cho-dan-gia-suc-gia-cam/213598.vgp


Có thể bạn quan tâm

Lô Cá Ngừ Thứ Hai Xuất Sang Thị Trường Nhật Có Giá Bình Quân 190.000 Đồng/kg Lô Cá Ngừ Thứ Hai Xuất Sang Thị Trường Nhật Có Giá Bình Quân 190.000 Đồng/kg

Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) cho biết: Lô hàng cá ngừ đại dương thứ hai của tỉnh ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã được bán đấu giá tại Trung tâm Đấu giá thành phố Osaka (Nhật Bản) vào sáng 2.2, với giá bình quân 1.000 JPY/kg (khoảng 190.000 đồng/kg).

07/02/2015
Xuất Khẩu Cá Ngừ “Hụt Hơi” Xuất Khẩu Cá Ngừ “Hụt Hơi”

Phần lớn, cá ngừ của Việt Nam được xuất khẩu ở dạng đã qua chế biến, làm hàng đông lạnh thay vì làm hàng chất lượng cao, xuất khẩu nguyên con trực tiếp nên giá trị thu về không cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp thủy sản còn phải nhập khẩu tới 50% nguyên liệu về để chế biến nên khó có thể chủ động trong nguồn hàng cũng như ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của sản phẩm.

07/02/2015
Tỏi Ngồng Lý Sơn Lên Kệ Hệ Thống Siêu Thị Big C Tỏi Ngồng Lý Sơn Lên Kệ Hệ Thống Siêu Thị Big C

Ông Nguyễn Văn Định - Giám đốc Công ty TNHH Hải đảo Lý Sơn cho hay, đơn vị đã ký hợp đồng với hệ thống Siêu thị Big C để phân phối đặc sản tỏi ngồng trên hệ thống siêu thị này và mở 3 cửa hàng bán lẻ khác. Tại Quảng Ngãi, 1 cửa hàng vừa mới khai trương tại số nhà 270 đường Phan Bội Châu, TP. Quảng Ngãi.

07/02/2015
Cảnh Giác Với Dịch Cúm Gia Cầm Cảnh Giác Với Dịch Cúm Gia Cầm

Theo đó, các lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn nhằm phát hiện và xử lý ngay ổ dịch cúm khi còn ở diện hẹp, không để lây lan; đấu tranh, ngăn chặn việc vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới. Ngoài ra, việc nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng thú y cơ sở cũng cần được chú trọng.

07/02/2015
Nhiều Mô Hình Trồng Màu Cho Thu Nhập Cao Nhiều Mô Hình Trồng Màu Cho Thu Nhập Cao

Mô hình trồng 1 vụ dưa hấu vụ Đông Xuân và vụ khoai lang tím Nhật vụ Xuân Hè có diện tích 200ha ở xã Tân Thành, Thành Lợi, Tân An Thạnh cho doanh thu từ 220 - 240 triệu đồng/ha; mô hình trồng hành lá chuyên canh ở xã Tân Bình, Tân Quới, Tân Lược và Tân An Thạnh đạt từ 120 - 140 triệu đồng/ha/lứa.

07/02/2015