Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ động bảo vệ đàn gia súc trong mùa mưa

Chủ động bảo vệ đàn gia súc trong mùa mưa
Ngày đăng: 13/11/2015

Đồng bào dân tộc thiểu số ở Vân Canh cắt cỏ cho bò ăn trong những ngày mưa.

Những năm trước, ở Vân Canh thường xảy ra tình trạng bò bị chết đói, chết rét vào mùa mưa nên công tác phòng chống đói rét cho đàn gia súc được huyện quan tâm.

Các hội, đoàn thể phối hợp với các ngành chức năng triển khai nhiều đợt tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn cho người chăn nuôi kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh và trồng cỏ, che chắn chuồng trại và tích trữ thức ăn cho gia súc trong mùa mưa.

Huyện Vân Canh hiện có đàn gia súc gần 28.500 con, trong đó có gần 16.000 con bò, gần 230 con trâu, 2.200 con dê và 10.000 con heo; trong đó, số lượng bò do các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nuôi khá lớn.

Tập quán chăn thả rông, thức ăn phụ thuộc vào đồng cỏ tự nhiên và không có chuồng trại là những khó khăn trong công tác phòng chống đói rét cho gia súc khi mùa mưa đến.

Qua công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cách phòng chống đói, rét cho đàn gia súc, người chăn nuôi trên địa bàn huyện, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, không những đã thay đổi tập quán chăn nuôi thả rông trâu, bò trên núi, mà còn biết trồng cỏ, dự trữ phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc; làm chuồng nhốt để tiện việc chăm sóc.

Ông Nguyễn Văn Hà, Trưởng Trạm Thú y huyện Vân Canh, cho biết:

Rút kinh nghiệm những năm trước, công tác phòng chống đói rét cho gia súc trong mùa mưa năm nay được Trạm triển khai lồng ghép với việc tuyên truyền, vận động hộ chăn nuôi phòng trừ dịch bệnh cho gia súc trong cả năm, nên hầu hết bà con đã biết được cách phòng chống đói rét cho gia súc, chủ động thực hiện ngay từ đầu mùa mưa.

Anh Đinh Văn Kim, ở làng Hà Văn Dưới, xã Canh Thuận, bộc bạch:

“Gia đình tui và nhiều hộ nuôi bò trong làng đã tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho bò; dự trữ rơm khô, trồng cỏ, làm chuồng nhốt bò để tiện việc vệ sinh chuồng trại và nhốt bò trong những ngày mưa rét”.

Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; mặt khác, người chăn nuôi đã ý thức được giá trị của gia súc nên các hộ chăn nuôi đều có chuồng trại để nuôi nhốt gia súc và trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc, nên thời điểm này hầu hết các hộ chăn nuôi ở Vân Canh đã chủ động chuẩn bị mọi điều kiện để bảo vệ gia súc của mình.

Ở thôn Thanh Minh xã Canh Hiển, nhiều hộ chăn nuôi đã thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh; che chắn chuồng đảm bảo đủ ấm, không bị gió lùa, mưa hắt, làm ẩm ướt chuồng.

Mỗi hộ chăn nuôi có một cây rơm khô, để chế biến làm thức ăn dự trữ cho gia súc, đồng thời trồng cỏ để bổ sung nguồn thức ăn xanh cho trâu, bò, dê…

Ông Nguyễn Văn Đề, ở thôn Thanh Minh, cho biết gia đình ông còn chuẩn bị thêm củi gộc để đốt lửa sưởi ấm cho bò khi trời rét đậm.

Để giảm thiểu thiệt hại tới mức thấp nhất đối với đàn gia súc trong mùa mưa năm nay, huyện Vân Canh đang chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường xuống cơ sở kiểm tra việc thực hiện ở xã, thị trấn; trên cơ sở đó phát hiện những tồn tại, đưa ra các giải pháp cụ thể, phù hợp để bảo vệ đàn gia súc trên địa bàn.


Có thể bạn quan tâm

Cả Làng Đi Học Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm Cả Làng Đi Học Phòng Chống Dịch Cúm Gia Cầm

Dù phải mất kinh phí nhưng bà con ở Vĩnh Phúc vẫn rủ nhau đi học phòng chống dịch cúm gia cầm, bởi khi có kiến thức thì chăn nuôi sẽ đạt hiệu quả kinh tế lâu dài.

03/03/2014
Nhà Nuôi Yến Mới Phải Trong Quy Hoạch Nhà Nuôi Yến Mới Phải Trong Quy Hoạch

UBND TPHCM vừa có văn bản triển khai quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến. Theo đó, Chi cục Thú y lấy mẫu định kỳ 6 tháng/lần để giám sát chặt tình hình dịch tễ các nhà nuôi yến trên địa bàn và lấy mẫu kiểm tra đột xuất khi có hiện tượng chim yến chết bất thường hoặc cúm gia cầm xảy ra. Ngoài ra, TP yêu cầu các quận, huyện kiên quyết không để phát sinh các nhà nuôi yến ngoài khu vực quy hoạch.

03/03/2014
Tận Dụng Đất Đồi Gò Đầu Tư Nuôi Bò Tận Dụng Đất Đồi Gò Đầu Tư Nuôi Bò

Trong những năm gần đây, phong trào phụ nữ đầu tư chăn nuôi bò phát triển khá mạnh ở thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường (Tây Sơn - Bình Định). Ngoài cây lúa thì lợi nhuận từ nuôi bò là nguồn thu chính của nhiều hộ dân ở đây để trang trải cuộc sống.

03/03/2014
Làng Nuôi Lợn Làng Nuôi Lợn

Trong khi nhiều thôn, xã vẫn đang loay hoay việc lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì để đem lại giá trị kinh tế cao nhất thì ở thôn Tân Bình 2, xã Bình Xa (Hàm Yên - Tuyên Quang), lâu nay con lợn đã được định hình là con làm giàu của người dân trong thôn. Chuyện nuôi lợn tưởng như ở đâu cũng thế, nhưng có nghe người chăn nuôi kể chuyện mới thấy cũng lắm công phu.

03/03/2014
Cây Hồ Tiêu Ở Chư Đăng Ya (Gia Lai) Cây Hồ Tiêu Ở Chư Đăng Ya (Gia Lai)

Cây hồ tiêu xuất hiện ở Chư Đăng Ya-xã đặc biệt khó khăn của huyện Chư Pah (Gia Lai) từ năm 2008 với quy mô nhỏ lẻ và chính thức phát triển mạnh từ năm 2012 đến nay.

03/03/2014