Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chống Rét Cho Cây Trồng

Chống Rét Cho Cây Trồng
Ngày đăng: 30/04/2014

Phủ lên bề mặt luống mạ một lớp mỏng tro rơm rạ để giữ ấm, ẩm cho ruộng mạ.

1. Đối với mạ xuân

Đối với diện tích đã gieo mạ, cần áp dụng các biện pháp như:

- Phủ lên bề mặt luống mạ một lớp mỏng tro rơm rạ để giữ ấm, ẩm cho ruộng mạ.

- Luôn giữ ẩm cho luống mạ, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 độ C, ban đêm đưa nước vào ruộng ngập 1/3-1/2 cây mạ, để giữ ấm chân mạ, ban ngày tháo nước ra.

- Che phủ nilon cho mạ khi nhiệt độ ngoài trời

Từ khi gieo đến khi mạ có 1 lá, mạ phải được phủ nilon kín hoàn toàn. Sau đó, tùy theo thời tiết mà che hoặc dỡ nilon cho phù hợp. Khi nhiệt độ >180C, ban ngày mở 2 đầu luống để thoát hơi nước cho mạ, ban đêm che kín. Trước khi cấy 4 ngày, ban ngày cần mở 2 bên mép luống để luyện mạ, nếu trời ấm thì mở toàn bộ luống mạ; ban đêm đậy kín giữ ấm cho mạ.

- Không bón phân đạm, NPK cho mạ, chỉ sử dụng phân chuồng hoai mục để bón lót và tăng cường bón thúc phân kali để tăng khả năng chống rét cho cây mạ. Ngoài ra có thể sử dụng các loại phân bón qua lá, các chế phẩm sinh học phun cho mạ để tăng khả năng chống chịu cho mạ.

Để đảm bảo cho cây mạ sinh trưởng tốt, tuyệt đối không gieo mạ những ngày nhiệt độ dưới 13 độ C. Hạt thóc giống đã nảy mầm cần bảo quản trong phòng kín, tưới nước ấm, phủ bao tải dứa hoặc bao tải gai để tránh khô mầm trước khi gieo.

Đối với những diện tích mạ đã đủ tiêu chuẩn cấy nhưng do điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại (dưới 13 độ C) thì ngừng cấy, giữ mạ lại chờ khi nào nhiệt độ ấm thì cấy.

2. Đối với lúa mới cấy và gieo thẳng (gieo sạ)

Không để ruộng lúa mới cấy bị hạn. Cần đưa nước vào ruộng duy trì ở mực nước tối thiểu 2 - 3cm liên tục để giữ lúa ấm chân. Đối với diện tích lúa mới gieo sạ không tháo nước vào ruộng, tăng cường bón tro bếp, phân lân. Tuyệt đối không được bón phân đạm, các loại phân bón lá vào những ngày rét đậm rét hại, nhiệt độ dưới 13 độ C.

Khi thời tiết ấm trở lại (nhiệt độ trên 18 độ C) cần tranh thủ bón thúc phân đạm, NPK, bổ sung thêm phân lân đồng thời tiến hành sục bùn để kích thích rễ phát triển. Duy trì mực nước nông để lúa sinh trưởng thuận lợi và đẻ nhánh sớm.

3. Đối với rau màu

- Bón phân cân đối và đầy đủ giúp cây trồng khỏe mạnh. Bón nhiều phân kali, giảm phân đạm trong các đợt rét đậm giúp cây trồng tăng khả năng chống rét.

- Tưới nước đủ ẩm trong những ngày rét đậm. Những ngày có sương muối giá buốt dùng thùng ô doa hay vòi bơm tưới, phun trên mặt lá làm rụng, tan hạt sương tránh hiện tượng cháy lá khi có ánh nắng.

- Sử dụng màng phủ nông nghiệp cũng có tác dụng chống rét, giữ ấm cho cây trồng rất tốt ngoài các ưu điểm khác như hạn chế cỏ dại, giữa ẩm, tiết kiệm phân bón và nước tưới, hạn chế côn trùng, sâu bệnh gây hại…

- Đối với lạc, đậu tương, ngô xuân...: không gieo trồng trong những ngày giá rét, nhiệt độ thấp dưới 13 độ C kéo dài cho dù thời vụ đã đến.

- Khi thời tiết ấm trở lại, cần tập trung chăm sóc (bón phân, tưới nước, xới xáo, phòng trừ sâu bệnh...) để cây trồng nhanh chóng phục hồi sinh trưởng.


Có thể bạn quan tâm

Người Nông Dân Dám Nghĩ Dám Làm Người Nông Dân Dám Nghĩ Dám Làm

Theo lời giới thiệu của chủ tịch UBND xã Hà Lương, chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của anh Nguyễn Hồng Quang, hội viên hội nông dân chi hội 4 của xã. Được biết trong những năm gần đây, với ý chí quyết tâm làm giàu và dám nghĩ dám làm, anh Quang đã mạnh dạn lập mô hình nuôi con đặc sản và cho thu nhập cao.

21/06/2013
Qua Khảo Sát Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Còn Nhiều Bất Cập Về Kỹ Thuật Và Môi Trường Qua Khảo Sát Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Còn Nhiều Bất Cập Về Kỹ Thuật Và Môi Trường

Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.

21/06/2013
Làng Mrăh Vươn Lên Từ Cây Cao Su Tiểu Điền Làng Mrăh Vươn Lên Từ Cây Cao Su Tiểu Điền

Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) của các tổ chức quốc tế, tỉnh ta đã thực hiện dự án đa dạng hóa nông nghiệp-một trong những dự án chuyển đổi sản xuất cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc. Năm 2002, 42 hộ gia đình dân tộc Bahnar của làng Mrăh (xã Kdang, huyện Đak Đoa) được hỗ trợ cho vay vốn, cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cao su. Đến nay toàn bộ 88 ha vườn cây đã thu hoạch được 4 năm, đem lại nhiều đổi thay trong đời sống của dân làng.

21/06/2013
Hiệu Quả Đào Tạo Nghề Cho LĐNT Ở Mường Ảng Hiệu Quả Đào Tạo Nghề Cho LĐNT Ở Mường Ảng

Mường Ảng là 1 trong 4 huyện được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông - lâm nghiệp, với khoảng 90% lao động nông nghiệp.

21/06/2013
Nghề Sản Xuất Cây Giống Ở Xã Phú Sơn (Bến Tre) Nghề Sản Xuất Cây Giống Ở Xã Phú Sơn (Bến Tre)

Tại xã Phú Sơn (Chợ Lách - Bến Tre), phong trào làm cây giống phát triển gần 10 năm nay, với 2 loại cây chủ lực là mít và xoài. Nhờ sản xuất cây giống, không ít hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

22/06/2013