Chồn Nhung Đen Không Thuộc Vật Nuôi Nông Nghiệp

Trước tình trạng hàng ngàn nông dân trên khắp cả nước đang đua nhau nuôi chồn nhung đen, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) vừa có văn bản đề nghị sở NN-PTNT các tỉnh, thành kiểm soát việc nuôi và phát tán chồn nhung đen.
Theo đó, ông Hoàng Kim Giao, Cục trưởng Cục Chăn nuôi khẳng định, chồn nhung đen được người dân nuôi hiện nay chưa có tên trong danh sách các vật nuôi nông nghiệp, không rõ nguồn gốc và chưa có kết quả khảo nghiệm của các cơ quan chuyên môn báo cáo về Bộ NN-PTNT. Điều này chưa có đánh giá mặt tích cực, cũng như tác hại của con vật này (lây lan dịch bệnh, sự phá hoại mùa màng), ngoài ra cũng chưa có căn cứ kết luận về giá trị dinh dưỡng và chất lượng thịt của vật nuôi này.
Đề phòng các rủi ro về tác hại từ việc chăn nuôi chồn nhung đen, Cục Chăn nuôi đề nghị sở NN-PTNT các tỉnh, thành tuyên truyền cho người dân hiểu được mặt tiêu cực từ việc tự phát nuôi chồn nhung đen khi chưa có kết quả khảo nghiệm của cơ quan chuyên môn, vì tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chỉ đạo các ngành liên quan tăng cường kiểm soát, hạn chế việc tự phát nuôi chồn nhung đen; theo dõi, phát hiện các rủi ro về bệnh dịch và sự tác hại của chồn nhung đen báo về cục Chăn nuôi để phối hợp xử lý.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây nhiều dự án, mô hình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đã được triển khai. Riêng Dự án hỗ trợ Kỹ thuật về giảm nghèo bền vững (PRPP) đã triển khai thí điểm ở 8 tỉnh, trong đó có Bắc Kạn với nhiều mô hình cụ thể, đã và đang giúp người dân từng bước đổi đời.

Bò là một trong những con vật tương đối dễ nuôi, tỷ lệ rủi ro thấp, thức ăn cho bò dễ tìm chủ yếu là các phụ phẩm từ nông nghiệp như rơm rạ, bắp, cám gạo, cỏ… Tuy nhiên trong quá trình nuôi nếu không đảm bảo quy cách chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc và không đáp ứng đủ liều lượng thức ăn và các loại thức ăn bổ sung thì bò sẽ chậm lớn, trọng lượng giảm sút, ảnh hưởng đến thu nhập kinh tế của nông dân.

Phòng Nông nghiệp huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) cho biết, tổng đàn bò sữa trên địa bàn huyện Đơn Dương hiện nay đang tăng nhanh, đạt trên 9.800 con. Chủ yếu được nuôi trong dân (trên 6.700 con), trong đó số bò đang cho sữa gần 2.600 con với sản lượng sữa đạt trên 50 tấn/ngày.

Theo Chi cục Quản lý thị trường Bến Tre, thời gian qua, tình hình thương lái mua cau non với giá cao để xuất khẩu nhưng không rõ mục đích sử dụng đã diễn ra ở nhiều nơi trong tỉnh như TP. Bến Tre, Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm.

Trong những ngày này, người trồng tiêu tại huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) rất lo lắng và bức xúc trước tình trạng bọn trộm cắt phá vườn tiêu, gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân.