Chôm chôm trúng mùa, được giá

Cù lao Tân Quy có diện tích tự nhiên hơn 600 ha, trong đó có hơn 480 ha là đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là kinh tế vườn. Mấy năm trước, do sử dụng những giống cây trồng không đảm bảo chất lượng và tình trạng “Được mùa mất giá, được giá mất mùa” đối với các mặt hàng nông sản, nên cuộc sống của người dân ở địa phương luôn gặp không ít khó khăn.
Từ thực trạng trên, trong những năm qua xã đã kết hợp với các ngành chức năng thường xuyên tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất cho nông dân và xây dựng các mô hình trình diễn cho nông dân tham quan học hỏi kinh nghiệm. Đồng thời, xã còn tranh thủ từ nhiều nguồn vốn lập các dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho nông dân phát triển sản xuất. Từ đó, nhiều mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả, nhất là mô hình chuyển đổi từ đất trồng cây ăn trái kém hiệu quả sang trồng cây chôm chôm đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Diện tích cây chôm chôm ở địa phương đã phát triển lên 600 ha, hình thành nên vùng chuyên canh cây chôm chôm. Mỗi năm, nhà vườn trồng chôm chôm ở đây cung cấp cho thị trường hơn 12.000 tấn quả. Từ mô hình này đã có không ít hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/ha và trên 100 hộ nông dân có thu nhập trên 200 triệu đồng/ha từ cây chôm chôm. Hiện nay, vùng chuyên canh cây chôm chôm ở cù lao Tân Quy mỗi ngày cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước trên 200 tấn quả, nhiều thương lái đã đến tận vườn thu mua và đóng thùng để xuất khẩu.
Hộ Ông Đỗ Văn Tài ở ấp Tân Quy I, có 5 công đất, trồng 160 cây chôm chôm. Đến nay là năm thứ 9 cây đang cho quả. Vụ chôm chôm năm nay, vườn chôm chôm của gia đình cho năng suất trên 2 tấn/công, với giá bán bình quân là 10.000 đồng/kg, gia đình thu vào hơn 75 triệu đồng, sau khi đã trừ chi phí, chưa kể các nguồn thu từ cây trồng khác. Sau khi thu hoạch xong vụ chôm chôm năm nay, gia đình ông đã bắt đầu chăm sóc vườn chôm chôm để tiến hành xử lý biện pháp cho quả mùa nghịch vào tháng 11 tới, giá cả cao hơn so với thu họach chín vụ.
Riêng hộ Ông Huỳnh Văn Muôn, gia đình có 5 công đất, lúc trước toàn là vườn tạp không hiệu quả, ông đã chuyển sang trồng chôm chôm, với mật độ trồng từ 30 - 35 cây/công, với giống chôm chôm Java, trồng cây cách cây là từ 7 - 8m. Sau trồng 3 năm cây bắt đầu cho quả, bình quân 1 công đất trồng chôm chôm gia đình đầu tư công làm đất, cây giống, phân bón trên 1,2 triệu đồng. Vụ chôm chôm năm nay, gia đình thu hoạch cho năng suất trên 2,5 tấn/công, với giá bán bình quân là 10.000 đồng/kg, gia đình thu vào hơn 25 triệu đồng/công.
Tuy nhiên, hiện nay nhà vườn trồng chôm chôm ở địa phương đang đối mặt với tình hình dịch bệnh. Đã có hơn 80% diện tích trồng chôm chôm ở đây bị nhiễm bệnh chổi rồng, với mức độ nhiễm từ 10 - 15% và đã có nhiều diện tích chôm chôm bị nhiễm ruồi vàng đục quả.
Do đó, các ngành chức năng nên sớm khảo sát và có hướng phòng trị hữu hiệu để giúp cho cây chôm chôm của nông dân cù lao Tân Quy phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Trong chiến lược phát triển nông - lâm nghiệp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020, cà phê được xác định là cây mũi nhọn, góp phần xoá đói giảm nghèo cho hàng nghìn hộ dân, nhất là tại huyện Mường Ảng.

Là 1 trong 3 xã vùng ngọt hoá của huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) được cho phép chuyển dịch nuôi tôm, ngày ấy, Lợi An từng “làm mưa làm gió” bởi sự phát triển kinh tế nhanh không ngờ. Người dân nơi đây bỗng chốc đổi đời khi con tôm mang lại lợi nhuận đáng kể. Vậy mà giờ đây, Lợi An đang từng ngày nếm “trái đắng”.

Như vậy, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã tăng trưởng liên tục trong 9 năm qua (tính từ năm 2004). Năm 2012 so với năm 1997 đã cao gấp 11,7 lần, bình quân một năm tăng 17,8%. Nhịp độ tăng đã cao trong những năm gần đây, đặc biệt năm 2011 tăng 38,1%, năm 2012 tăng 33,1% - đó là những tốc độ tăng rất cao.

Ngày 24.3, ông Lê Ngọc Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, cho biết: Từ ngày 20.3 đến nay, đàn vịt tơ nuôi tại 4 hộ ở xã Hoài Đức (Hoài Nhơn) đã xuất hiện tình trạng vịt chết lẻ tẻ, qua lấy mẫu xét nghiệm, cơ quan Thú y vùng 4 Đà Nẵng đã phát hiện vịt chết do vi-rút cúm A (H5N1).

Gà chín cựa tưởng chỉ có trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Ít ai ngờ, nó là giống có thật ngoài đời. Càng bất ngờ hơn, một chàng trai 29 tuổi, lặn lội từ TP.HCM ra cội nguồn giống gà này ở tận nơi đất tổ, rước về phương Nam và đã nhân giống thành công.