Chôm Chôm Giảm Giá

Tại các nhà vườn TX.Long Khánh, Xuân Lộc và Thống Nhất (Đồng Nai), giá chôm chôm hiện đã giảm từ 2-6 ngàn đồng/kg so với những ngày đầu tháng 6-2014. Cụ thể, giá chôm chôm thường bán tại vườn hiện chỉ còn 4-5 ngàn đồng/kg (giảm 2-3 ngàn đồng); chôm chôm giống Thái Lan và chôm chôm nhãn chỉ còn 10-12 ngàn đồng/kg (giảm 5-6 ngàn đồng/kg).
Nguyên nhân là do đang vào vụ thu hoạch rộ, chôm chôm từ các tỉnh miền Tây đưa lên khá nhiều nên xảy ra tình trạng cung vượt cầu, giá giảm liên tục. Ngoài ra, khó khăn trong xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc cũng là lý do khiến chôm chôm giảm giá.
Theo một số chủ đại lý trái cây, giá các loại chôm chôm sẽ còn tiếp tục giảm sâu vì hiện miền Bắc đang vào vụ thu hoạch trái vải và đang vận chuyển vào phía Nam bán khá nhiều. Ngoài chôm chôm, trái măng cụt bán tại vườn chỉ còn 20-22 ngàn đồng/kg, giảm 10 ngàn đồng/kg so với đầu tháng 6-2014.
Có thể bạn quan tâm

Từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 8 năm 2015, tại thị trấn Phước Bửu – Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức lớp tập huấn “Bồi dưỡng kỹ năng khuyến nông và kỹ thuật nuôi tôm chân trắng theo VietGAP” cho 30 học viên là cộng tác viên khuyến nông, chủ trang trại và bà con nuôi tôm trong tỉnh.

Ngày (12/8), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có văn bản số 6039 về việc giảm lãi suất cho vay vốn lưu động phục vụ khai thác hải sản xa bờ theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP.

Ngày 11/8, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định về việc công bố hết dịch bệnh hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm nuôi tại Móng Cái.

Theo đánh giá của Bộ NN và PTNT, tình hình xuất khẩu khó khăn, giá nguyên liệu thấp cộng với dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất tôm nước lợ, đặc biệt tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Trước tình hình đó, Bộ trưởng NN và PTNT đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị giải quyết khó khăn đối với ngành hàng này.

Cư dân vùng sông nước xem cá vược như loài ngư tinh với bao huyền tích. Vượt qua những quan niệm lạc hậu, ngư dân đầm phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế) đã mạnh dạn “mang” loài cá này vào nuôi thương phẩm để trở thành một đặc sản giá trị.