Chôm chôm được mùa, được giá

“Alô” là có người đến mua
Toàn huyện Nghĩa Hành có khoảng hơn 30ha chôm chôm, được trồng nhiều ở hai xã Hành Nhân và Hành Minh.
Mùa thu hoạch chôm chôm bắt đầu từ tháng 10 và kéo dài cho đến hết tháng 12.
Nhiều nông dân cho biết, một gốc chôm chôm khoảng 4 năm tuổi trở lên, nếu trúng mùa có thể thu về khoảng 2 - 4 tạ quả.
Với giá bán 15.000 đồng/kg như hiện nay, nông dân sẽ có thu nhập khá, nếu so với các loại cây ăn quả khác.
Gia đình bà Nguyễn Thị Anh, ở thôn Trúc Lâm, xã Hành Nhân trồng 8 sào chôm chôm hơn 15 năm tuổi.
Năm nay chôm chôm sum suê quả, khiến bà Anh và nhiều hộ trồng chôm chôm khác rất phấn khởi.
Bà Anh chia sẻ: “Từ đầu mùa đến giờ, gia đình tôi thu hoạch được khoảng 1,5 tấn quả.
Giá bán nhỉnh hơn đôi chút so với năm ngoái.
Mình “alô” là có thương lái đến tận vườn để thu mua, lại không cò kè giá cả như các năm trước.
Nếu từ giờ đến hết vụ mà giá cả ổn định như hiện nay, trừ hết chi phí, gia đình thu lãi ròng hơn 45 triệu đồng”.
Bà Anh cho biết thêm, thổ nhưỡng ở đây rất thích hợp với cây chôm chôm nên gần như năm nào bà con cũng trúng mùa.
Hơn nữa, công chăm sóc cũng như việc đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu... cũng khá nhẹ.
Người có vốn ít cũng có thể trồng được.
Mặc dù diện tích trồng chôm chôm ở xã Hành Nhân, Hành Minh còn khá khiêm tốn so với một số loại cây trồng chủ lực, nhưng hiệu quả kinh tế mà nó mang lại rất cao.
“Thắng trên sân nhà"
Phải cùng cạnh tranh với chôm chôm nổi tiếng ở các tỉnh phía Nam được thương lái đưa về tiêu thụ ở tỉnh ta, nhưng chôm chôm Nghĩa Hành vẫn có lợi thế riêng, chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong tỉnh.
Ông Phạm Văn Đạt, ở thôn Long Bàn Bắc, xã Hành Minh chia sẻ: “Sản lượng chôm chôm ở đây chủ yếu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, vì vậy sản phẩm từ người trồng đến tay người tiêu dùng cũng rất nhanh.
Sáng mình giao hàng cho thương lái, thì đến đầu giờ trưa sản phẩm đã nằm trên kệ ở các chợ đầu mối.
Chính vì không phải mất nhiều khâu trung gian nên giá bán cũng có phần thoáng hơn.
Vả lại, không vận chuyển đường dài nên quả chôm chôm cũng tươi ngon hơn”.
Những người trồng chôm chôm lâu năm ở đây cho biết, họ trồng cây chôm chôm từ những năm 1995.
Nhận thấy đây là một loại cây trồng hiệu quả, nên diện tích trồng cũng dần được tăng lên, cùng với đó là sự đầu tư về mặt khoa học kỹ thuật của Nhà nước, nên cây chôm chôm ngày càng được nông dân đầu tư trồng nhằm phát triển kinh tế.
Ông Phan Thanh Trinh- Phó Chủ tịch UBND xã Hành Minh cho hay, toàn xã có khoảng 15ha chôm chôm.
Về chất lượng thì chôm chôm trồng ở xã không thua kém so với các tỉnh khác.
Nhưng vấn đề là quy mô sản xuất của mình còn nhỏ lẻ, chưa có sự liên kết giữa các nhà vườn.
Còn chuyện xây dựng thương hiệu chôm chôm “Made in Nghĩa Hành” để hương vị quả chôm chôm ở đây có thể được nhiều người tiêu dùng biết đến nhiều hơn, làm “bệ phóng” để nông dân tăng diện tích trồng, cũng như mở rộng thị trường vẫn còn là điều mơ ước của nhiều hộ nông dân”.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 22-9, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Cục trồng trọt Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang tổ chức diễn đàn khuyến nông và nông nghiệp với chủ đề : Một số giải pháp phòng trị bệnh hại cây ăn trái vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Có điện lưới quốc gia, nhiều nông dân trên đảo Lý Sơn đã mạnh dạn đầu tư đưa điện ra đồng phục vụ sản xuất hành, tỏi. Cách làm này đã tiết kiệm được chi phí sản xuất, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân đất đảo.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam sang Mỹ tháng 8/2015 đạt 60,2 triệu USD, giảm 43% so với cùng kỳ năm 2014.

Tại hội thảo với chủ đề “Tăng cường tính cạnh tranh trong thị trường lúa gạo và chăn nuôi Việt Nam” tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh mới đây, đại diện Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi (TĂCN) thông tin

Sơn La là tỉnh có đất đai màu mỡ, tầng canh tác dày, hiện toàn tỉnh còn 80 vạn ha đất trống đồi núi trọc chưa được khai thác sử dụng. Trong đó 13,7 vạn ha đất và mặt nước có khả năng sản xuất nông nghiệp.