Chợ ngập cá linh cá cơm

Theo anh Phan Hồng Phi, điểm thu mua, cá linh chỉ mới bước vào đầu mùa, cá còn nhỏ, mỗi ngày chỉ có khoảng 250 - 300kg, 40.000 - 45.000 đ/kg, giao lại bạn hàng bán lẻ, điểm thu mua lời 3.000 đồng (nhưng phải lo bọc ny lông, nước đá, hao hớt, thuế hoa chi, và trả tiền cho chủ ghe sau khi cân xong). Hiện, giá cá linh được bán lẻ tại chợ 20.000 đ/300g.
Anh Phi cho biết thêm, qua tháng 11 cá linh mới có nhiều, cá lớn bụng no tròn nung núc mỡ, mỗi ngày thu mua 500 - 600kg, giá giảm chút đỉnh, được tiêu thụ tại chợ huyện.
Ngoài cá linh, cũng đang vào mùa cá cơm sông, cá nhỏ bằng đầu mút đũa, được ngư dân đánh lưới trên sông Hậu, mỗi ngày thu hoạch 150 - 200kg, bạn hàng bán 70.000 đ/kg (làm sẵn) và bán chạy.
Có thể bạn quan tâm

Theo Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối, tínhđến ngày 15-4 đã có 19/41 nhà máy đường kết thúc vụ sản xuất 2014-2015.

ĐBSCL đang vào mùa thu hoạch rộ trái cây nhưng nhà vườn rất khó khăn trong tiêu thụ. Đáng buồn hơn, những sản phẩm phải tốn hàng ngàn USD để làm chứng nhận GlobalGAP nhưng chỉ bán được trong nước

Ở thời điểm đầu tháng Tư, giá hành chỉ trên dưới 2.000 đồng mỗi kg, nhưng gần tuần nay giá đang được đoàn viên thanh niên mua ở mức 7.000 đến 8.000 đồng; loại tốt, củ to, đều, một số thương lái đã trả giá tới 9.000 đến 10.000 đồng một kg.

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á thuộc Bộ Công Thương, nhu cầu nhập khẩu rau quả, cây cảnh của các quốc gia vùng Vịnh (GCC) ngày càng tăng cao sẽ là cơ hội lớn cho một số loại trái cây Việt Nam như vải thiều, nhãn lồng, thanh long.

Dù đang dịp nghỉ lễ nhưng tại thị xã Vĩnh Châu và TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, không khí “giải cứu” 50.000 tấn hành tím tồn đọng đang rất khẩn trương nhằm giúp nông dân thoát cảnh trắng tay, nợ nần. Tính đến ngày 30-4, sản lượng hành tím được “giải cứu” khoảng 1.000 tấn.