Chợ ngập cá linh cá cơm

Theo anh Phan Hồng Phi, điểm thu mua, cá linh chỉ mới bước vào đầu mùa, cá còn nhỏ, mỗi ngày chỉ có khoảng 250 - 300kg, 40.000 - 45.000 đ/kg, giao lại bạn hàng bán lẻ, điểm thu mua lời 3.000 đồng (nhưng phải lo bọc ny lông, nước đá, hao hớt, thuế hoa chi, và trả tiền cho chủ ghe sau khi cân xong). Hiện, giá cá linh được bán lẻ tại chợ 20.000 đ/300g.
Anh Phi cho biết thêm, qua tháng 11 cá linh mới có nhiều, cá lớn bụng no tròn nung núc mỡ, mỗi ngày thu mua 500 - 600kg, giá giảm chút đỉnh, được tiêu thụ tại chợ huyện.
Ngoài cá linh, cũng đang vào mùa cá cơm sông, cá nhỏ bằng đầu mút đũa, được ngư dân đánh lưới trên sông Hậu, mỗi ngày thu hoạch 150 - 200kg, bạn hàng bán 70.000 đ/kg (làm sẵn) và bán chạy.
Có thể bạn quan tâm

Thông tư của Bộ NN-PTNT hướng dẫn, từ ngày 1/1/2015, thực hiện quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cá tra theo Nghị định 36. Hơn 6 tháng cuối năm 2014 là “lộ trình” cho các DN bán hết hàng tồn kho, sau đó sản phẩm cá tra chế biến muốn xuất khẩu phải thoát khỏi “cục nước đá”. Nếu kiểm tra phát hiện “cục nước đá” sẽ bị buộc chế biến lại hoặc tiêu hủy, cơ sở chế biến có thể bị đình chỉ sản xuất. Tất cả nhằm lấy lại uy tín chất lượng cho cá tra, từng bước xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam.

Chiều 18/11, Phó GĐ Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng Lương Văn Ngự khẳng định: “Trong rất nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường trong những năm qua của Sở đều không thể hiện nội dung vùng đất trồng chè của tỉnh Lâm Đồng có tàn dư của chất độc dioxin.

Mới đây, Chi cục Thú y tỉnh phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh tổ chức kiểm tra 20 xe nhập tôm giống vào tỉnh và 10 cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh.

Để chuẩn bị xuống giống vụ đông xuân, nông dân sử dụng nhiều loại thuốc BVTV để diệt ốc, diệt cỏ… sau đó xả thẳng xuống sông. Lượng nước nhiễm độc cùng các mầm bệnh khiến cá nuôi tại các làng bè trong tỉnh chết hàng loạt.

Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2014 đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là 49.794 ha, hơn 2.000 lồng có tôm hùm bị bệnh và hơn 9.000 ha bị thiệt hại do môi trường ô nhiễm. Một số dịch bệnh quan trọng trên tôm (bệnh đốm trắng), trên cá tra (bệnh gan thận mủ, xuất huyết), trên tôm hùm (bệnh sữa) và thiệt hại do ô nhiễm môi trường liên tục có chiều hướng gia tăng; gây tổn thất hàng nghìn tỷ đồng của người nuôi trồng thủy sản, ngân sách nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu thủy sản của nước ta.