Chợ ngập cá linh cá cơm

Theo anh Phan Hồng Phi, điểm thu mua, cá linh chỉ mới bước vào đầu mùa, cá còn nhỏ, mỗi ngày chỉ có khoảng 250 - 300kg, 40.000 - 45.000 đ/kg, giao lại bạn hàng bán lẻ, điểm thu mua lời 3.000 đồng (nhưng phải lo bọc ny lông, nước đá, hao hớt, thuế hoa chi, và trả tiền cho chủ ghe sau khi cân xong). Hiện, giá cá linh được bán lẻ tại chợ 20.000 đ/300g.
Anh Phi cho biết thêm, qua tháng 11 cá linh mới có nhiều, cá lớn bụng no tròn nung núc mỡ, mỗi ngày thu mua 500 - 600kg, giá giảm chút đỉnh, được tiêu thụ tại chợ huyện.
Ngoài cá linh, cũng đang vào mùa cá cơm sông, cá nhỏ bằng đầu mút đũa, được ngư dân đánh lưới trên sông Hậu, mỗi ngày thu hoạch 150 - 200kg, bạn hàng bán 70.000 đ/kg (làm sẵn) và bán chạy.
Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH) là biện pháp đang được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng trước tình hình các loại dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp. Những nguyên tắc đơn giản của phương pháp chăn nuôi ATSH có thể áp dụng đa dạng với quy mô từ nhỏ đến lớn.

Những năm gần đây, phong trào nuôi lươn tại xã Mỹ Hiệp Sơn ngày càng được nông dân chọn làm mô hình kinh tế quan trọng của gia đình, bởi chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, cho lợi nhuận cao và nhất là giá thị trường rất ổn định. Ông Phạm Văn Ba ngụ ấp Hiệp Thành, xã Mỹ Hiệp Sơn (Hòn Đất - Kiên Giang) là hộ điển hình thành công với mô hình này.

Mỗi hộ được hỗ trợ 10 cặp bồ câu giống và 50% chi phí thức ăn (30 ngàn đồng/cặp). Sau thời gian 4 tháng, khi bồ câu sinh sản đã đủ số lượng 10 cặp con giống đầu tiên thì các hộ này sẽ chuyển giao con giống cho những hộ nuôi tiếp theo.

Dịch bệnh trên tôm nuôi đang có dấu hiệu lây lan hầu hết tại các vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau gồm các huyện: Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân, Cái Nước và Thới Bình.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, đến nay đã có 5.979 hộ khôi phục và thả giống lại đợt 2 với diện tích 6.140 ha, chiếm 55,8% diện tích tôm nuôi bị thiệt hại.