Cho một, nhận mười

Các sản phẩm được trao giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam là hàng hóa nông nghiệp có chất lượng cao, có thương hiệu uy tín và những sáng chế, phát minh, công trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được áp dụng hiệu quả vào SX...
“Doanh nghiệp vì nhà nông” là danh hiệu đầu tiên của Bộ thể hiện sự quan tâm, đánh giá rất cao về vị trí, vai trò của các doanh nghiệp đóng góp vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống cho nông dân.
100 doanh nghiệp xuất sắc có nhiều đóng góp vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp đã được tôn vinh ở lần trao giải đầu tiên này như sự ghi dấu vai trò không thể thiếu của họ trong đời sống kinh tế hội nhập mỗi ngày một sâu rộng.
Trong những cái tên của ngành giống, có Cty CP Đầu tư phát triển ngô Việt Nam.
Đây là đơn vị SX, kinh doanh vốn được mệnh danh là niềm tự hào của ngô nội, hàng năm cung cấp ra thị trường khoảng trên dưới 2.000 tấn giống các loại.
Giữa thời điểm có nhiều tập đoàn, Cty giống khổng lồ của nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam xâm chiếm thị trường, đua nhau kiếm lãi nhờ vào giá bán cao ngất ngưởng ở những sản phẩm độc quyền thì Cty CP Đầu tư phát triển ngô Việt Nam lại có phương châm bán hàng khác hẳn.
Tháng 4/2015, Cty CP Đầu tư phát triển ngô Việt Nam được cấp giấy chứng nhận Doanh nghiệp khoa học công nghệ số 21/DNKHCN do Sở KH-CN Hà Nội cấp.
Dù các giống ngô của đơn vị chiếm một thị phần không nhỏ, dù có trong tay những sản phẩm hoàn toàn có khả năng cạnh tranh rất mạnh như các giống ngô lai LVN61, LVN99, LVN4, LVN10 và VN8960 nhưng Cty không hề lấy lợi nhuận là mục đích hàng đầu.
Luôn cung cấp ra thị trường những giống có giá rẻ hơn (khoảng 30%) so với giống ngô cùng loại của các Cty nước ngoài.
Chính vì điều đó mà Cty đã góp phần tiết kiệm được khoảng 100 tỷ đồng mỗi năm cho bà con nông dân trong cả nước, thậm chí cả các nước phụ cận như Lào, Trung Quốc.
Năng suất được nâng cao nhờ trồng giống tốt còn tạo ra giá trị gấp hàng chục lần sự tiết kiệm 100 tỷ đồng ấy.
Không chỉ có giá cả mềm mại, Cty CP Đầu tư phát triển ngô Việt Nam còn hàng năm tổ chức ký hợp đồng SX giống với các HTX, các đơn vị nông nghiệp và đặc biệt là các hộ nông dân.
Hình thức liên kết như sau: Nông dân góp đất, nhân lực và vật lực để tham gia vào chuỗi SX hạt giống ngô, thông qua HTX hoặc các đối tác khác để tổ chức SX hạt giống ngô theo quy trình kỹ thuật và chỉ đạo của cán bộ Cty.
Cty thu mua lại sản phẩm đạt yêu cầu như cam kết theo hợp đồng đã ký theo giá thỏa thuận ban đầu.
Có khoảng 600-700 ha liên kết theo dạng này hàng năm đã tạo điều kiện cho hàng ngàn, hàng vạn nông dân tham gia SX ngô giống nâng cao được thu nhập.
Cái mà họ nhận được là giá trị SX giống luôn đạt gấp 2,5 - 3 lần so với SX lúa và đầu ra thì luôn ổn định.
Hoạt động vì cộng đồng nên ở bất kỳ vùng miền nào, sản phẩm của Cty CP Đầu tư phát triển ngô Việt Nam luôn được bà con nông dân đón nhận và tin tưởng.
Đó chính là cách cho đi một để nhận về mười!
Có thể bạn quan tâm

Nghề câu mực khơi từ lâu được xem như một nghề ăn nên làm ra của ngư dân. Thế nhưng, hiện nay tại một số địa phương như Quảng Nam, Quảng Ngãi hàng loạt đội tàu câu mực khơi đã “giải nghệ”.

Minh Côi là một trong những xã có diện tích nuôi thủy sản lớn của huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Trong gần 10 năm trở lại đây phong trào nuôi thủy sản ở Minh Côi đã phát triển mạnh mẽ. Trước đây chỉ có một số hộ dân nuôi cá phục vụ đời sống, đến nay toàn xã đã có 230 hộ nuôi thủy sản theo hướng kinh doanh với tổng diện tích 68,87ha, phân bố ở 7 khu hành chính.

Vụ tôm sú 2013 đã qua một nửa thời gian nhưng người dân ở Trà Vinh, Bến Tre vẫn không dám thả nuôi do thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp và đã cạn vốn.

Nhờ được vay vốn không phải trả lãi, nhiều hộ ND ở Hải Dương đã có điều kiện mua máy cày, máy tuốt lúa, máy gặt đập liên hợp, ô tô tải nhẹ...

Với sự năng động, dám nghĩ dám làm và bằng kiến thức tích lũy được qua tìm tòi, nghiên cứu, anh Trần Văn Biên ở thôn Bình Tiến, xã Phước Minh (Bù Gia Mập - Bình Phước) đã có một trang trại nuôi ong mật quy mô lớn, đem lại nguồn thu không dưới 400 triệu đồng mỗi năm.