Chợ Lách Được Xác Nhận Kỷ Lục Địa Phương SX Cây Ăn Quả Lớn Nhất Nước

Chợ Lách cũng là vựa trái cây của cả vùng ĐBSCL với các đặc sản nổi tiếng như chôm chôm, măng cụt, bưởi da xanh.
Ngày 30/5, tại thị trấn Chợ Lách (huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội trái cây ngon, an toàn tỉnh Bến Tre lần thứ 14 năm 2014 do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre - Trưởng BTC cho biết ngày hội là nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương, được tổ chức hàng năm vào dịp tết Đoan Ngọ, nhằm giới thiệu đến du khách vẻ đẹp của Bến Tre nói chung, huyện Chợ Lách nói riêng.
Sản xuất cây ăn trái, cây giống, hoa kiểng là một thế mạnh sản xuất nông nghiệp của tỉnh và sẽ được ưu tiên khi triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Tổng sản lượng trái cây của Bến Tre hiện đạt gần 120.000 tấn mỗi năm.
Hội chợ là hoạt động góp phần thúc đẩy cho ngành nông nghiệp tỉnh phát triển, với nhiều hoạt động như: Khu trưng bày tuyến đường hoa, cây cảnh; trưng bày kiểng bonsai; hội thi trái ngon, an toàn; đấu xảo sản phẩm nông nghiệp và vật nuôi; hội thảo khoa học bàn về liên kết bốn nhà trong tiêu thụ trái cây tại ĐBSCL; hội thảo nâng cao chất lượng trái cây đặc sản Bến Tre…
Đặc biệt, huyện Chợ Lách, nơi diễn ra ngày hội đã được Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là nơi sản xuất giống cây ăn quả lớn nhất cả nước với hơn 18 triệu cây giống mỗi năm.
Chợ Lách cũng là vựa trái cây của cả vùng ĐBSCL với các loại nổi tiếng như chôm chôm, măng cụt, bưởi da xanh.
Có thể bạn quan tâm

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đề xuất bổ sung ngành điện tử - tin học thuộc nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển thay vì trước đây chỉ có 5 ngành là dệt may; da giày; sản xuất lắp ráp ôtô; cơ khí chế tạo; các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao.

Ngày 21/11, bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam (VITAS) cho biết, việc xuất khẩu chè của Việt Nam sang Đài Loan, Trung Quốc vẫn không bị ảnh hưởng nhiều sau tin đồn thất thiệt chè Việt Nam nhiễm dioxin.

Ngoài ra, ông Tuyến còn nuôi thêm cá thát lát cườm, cá sặc rằn bằng thức ăn công nghiệp. Hiện, cá thát lát cườm thương phẩm giá từ 59.000 - 62.000 đ/kg, cá sặc rằn loại 6 con/kg giá 65.000 đ/kg, mỗi đợt thu hoạch ông bán ra thị trường hàng chục tấn sản phẩm.

Cũng theo ông Trương Minh Điền - Giám đốc HTX Thủy sản xã Phú Thuận B, ngoài cá tra bột thì giá cá tra giống cũng đang tăng dần, cá tra giống loại 20; 30 và 50 con/kg bán với giá từ 23.000 đồng đến 30.000 đồng/kg (tăng từ 1.000 – 3.000 đồng/kg).

Thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) là địa phương phát triển về nuôi thủy sản nước ngọt, với diện tích ương nuôi cá giống khoảng 350 ha, có nhiều đối tượng được bà con quan tâm nuôi như tai tượng, trê lai, diêu hồng, rô phi, cá sặc rằn, cá tra... Trong đó, cá tai tượng là một trong những đối tượng có nhiều lợi thế như: thịt ngon, dễ tiêu thụ, giá bán cao, nên cá tai tượng đang được bà con đầu tư nuôi từ khâu nuôi cá bố mẹ cho đẻ, đến ương cá giống, nuôi cá thịt.