Chợ Lách Được Xác Nhận Kỷ Lục Địa Phương SX Cây Ăn Quả Lớn Nhất Nước

Chợ Lách cũng là vựa trái cây của cả vùng ĐBSCL với các đặc sản nổi tiếng như chôm chôm, măng cụt, bưởi da xanh.
Ngày 30/5, tại thị trấn Chợ Lách (huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội trái cây ngon, an toàn tỉnh Bến Tre lần thứ 14 năm 2014 do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre - Trưởng BTC cho biết ngày hội là nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương, được tổ chức hàng năm vào dịp tết Đoan Ngọ, nhằm giới thiệu đến du khách vẻ đẹp của Bến Tre nói chung, huyện Chợ Lách nói riêng.
Sản xuất cây ăn trái, cây giống, hoa kiểng là một thế mạnh sản xuất nông nghiệp của tỉnh và sẽ được ưu tiên khi triển khai đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Tổng sản lượng trái cây của Bến Tre hiện đạt gần 120.000 tấn mỗi năm.
Hội chợ là hoạt động góp phần thúc đẩy cho ngành nông nghiệp tỉnh phát triển, với nhiều hoạt động như: Khu trưng bày tuyến đường hoa, cây cảnh; trưng bày kiểng bonsai; hội thi trái ngon, an toàn; đấu xảo sản phẩm nông nghiệp và vật nuôi; hội thảo khoa học bàn về liên kết bốn nhà trong tiêu thụ trái cây tại ĐBSCL; hội thảo nâng cao chất lượng trái cây đặc sản Bến Tre…
Đặc biệt, huyện Chợ Lách, nơi diễn ra ngày hội đã được Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là nơi sản xuất giống cây ăn quả lớn nhất cả nước với hơn 18 triệu cây giống mỗi năm.
Chợ Lách cũng là vựa trái cây của cả vùng ĐBSCL với các loại nổi tiếng như chôm chôm, măng cụt, bưởi da xanh.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Cà Mau có diện tích nuôi thủy sản lớn nhất cả nước với 265.000ha, trong số này nuôi tôm quảng canh truyền thống, quảng canh cải tiến và tôm lúa chiếm trên 95%. Nhưng từ năm 2013, một số vùng nông thôn của Cà Mau xuất hiện mô hình nuôi tôm công nghiệp và phát triển rất nóng nên gây ra nhiều hệ lụy: thiếu kinh rạch dẫn và thoát nước, gây ô nhiễm môi trường, thiếu điện, thiếu cơ sở ương giống, thiếu cán bộ kỹ thuật, thiếu vốn…

Mùa mưa, hồ Trị An xuất hiện nhiều cá cơm, cá lìm kìm và cá linh. Tại Bến Cá (KP.1, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) luôn có thương lái chờ sẵn để cá đánh bắt về là vận chuyển ngay về các chợ trong và ngoài tỉnh.

Ngoài các trang trại chăn nuôi với số lượng tổng đàn lớn nói trên, toàn huyện còn có 109 trang trại chăn nuôi heo nhỏ theo hộ gia đình, tăng 4 trang trại; 114 trang trại chăn nuôi gia cầm, tăng 2 trang trại; 8 hộ chăn nuôi thủy sản với diện tích mặt nước trên 50.000m2.

15 đến 20 triệu đồng mua một con trâu từ 1-2 năm tuổi. Sau 1 năm nuôi nhốt chuồng vỗ béo bán được 30-35 triệu đồng. Mô hình nuôi trâu vỗ béo của người dân xã Dồm Cang (Sốp Cộp - Sơn La) đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế, mở ra hướng làm giàu chính đáng cho người dân nơi đây.

Với huyện Trà Bồng, đây là điều đáng lo ngại bởi nguy cơ giảm sút, mai một giống quế bản địa, ảnh hưởng lớn đến thương hiệu quế Trà Bồng. Để lưu giữ, phát triển giống quế đặc sắc này, huyện Trà Bồng đang triển khai nhân rộng nhiều mô hình, vùng nguyên liệu quế.