Cho gà ăn độc chất Vàng-ô ung thư tạo màu thịt vàng đẹp

Qua kiểm tra đã phát hiện một chất cấm mới có tên Vàng-Ô (nguyên liệu làm ve quét tường trong xây dựng hoặc sử dụng để nhuộm màu vải) được dùng để tạo màu vàng cho thịt gà trong quá trình chăn nuôi, con người có thể bị ung thư nếu ăn thịt gà có tồn dư chất này.
Đó là thông tin được ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng Phòng thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết tại cuộc Họp báo thường kỳ về Kết quả công tác tháng 9 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 10 năm 2015 vào chiều ngày 6/10.
Theo ông Dũng, trong quá trình kiểm tra, Thanh tra bộ có phát hiện một chất cấm mới được người chăn nuôi sử dụng để tạo màu vàng cho thịt gà.
Chúng tôi đã tham khảo với bên Học viện Nông nghiệp và được biết, chất này có tên gọi là chất Vàng-Ô, con người có thể bị ung thư nếu ăn các loại thịt gà có tồn dư chất này.
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), Vàng-Ô là hóa chất được nhập khẩu về từ nước ngoài, có công dụng để nhuộm màu sợi vải hoặc được sử dụng làm nguyên liệu làm ve quét tường trong ngành xây dựng.
Chất này không được phép sử dụng trong thực phẩm vì nó có hại cho sức khỏe của con người khi ăn các loại thịt có tồn dư chất này.
“Trong quá trình chăn nuôi, người nuôi sử dụng chất Vàng-Ô này trộn vào thức ăn để tạo màu đẹp, đồng thời khi cho gà ăn sẽ giúp chân, da gà có màu vàng bắt mắt”, ông Dương nói.
Ông Dương cũng cho hay, tập quán tiêu dùng của người Việt chúng ta gây phiền hà, thích ăn những loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt.
Chính điều đó đã một phần thúc đẩy cho người chăn nuôi sử dụng các chất cấm này để tạo màu sắc cho thịt.
Các loại thịt sử dụng chất này có màu vàng bắt mắt trên thực tế không làm tăng chất dinh dưỡng ở thịt. Minh chứng cho thấy là người châu Âu, họ ăn các loại thịt màu trắng, không vào như chúng ta mà họ vẫn cao lớn, thông minh. Trong khi đó, người Việt lại thích ăn thịt gà có da màu vàng nên người nuôi sử dụng để dễ bán.
Theo ông Dương, người tiêu dùng cũng cần phải thay đổi thói quen của mình, nên là người tiêu dùng thông thái, hãy lựa chọn những gì tốt cho sức khỏe.
Ông Dương cũng tiết lộ, mới đây, Cục đã kết hợp với các nhà khoa học cho ra sản phẩm que thử chất cấm tạo nạc trong chăn nuôi heo.
Với que thử này, người dùng chỉ cần nhỏ nước tiểu vào que, trong vòng 5 phút, nếu vẫn giữ nguyên chữ T thì lợn đó sử dụng chất cấm, còn nếu chữ T biến mất thì lợn đó không có chất cấm.
“Đây là phương pháp mới, giúp mọi người phát hiện được việc sử dụng chất cấm ngay tại chuồng một cách nhanh gọn”, ông Dương nói.
Có thể bạn quan tâm

Hoa cúc có thể trồng quanh năm trên đất cát có nhiều mùn, đất pha sét, đất đỏ bazan hoặc đất thịt nhẹ nhưng tất cả đều phải tơi xốp và thoát nước tốt, độ pH từ 6 – 6,5. Đất phải có dinh dưỡng thỏa mãn nhu cầu phát triển của cây, do đó cần phải áp dụng phân bón cân đối.

Sản lượng tiêu thụ rau màu giống tăng từ 20 - 30% so với năm trước nhưng giá vẫn giữ ở mức ổn định. Sau khi trừ các khoảng chi phí, ông Sang thu lãi gần 1 triệu đồng/ngày.

Đây là giống bí có ruột đặc, ít hạt, trọng lượng quả vừa phải, trái giòn, thơm ngon, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Hiệu quả kinh tế trên 4 triệu đồng/sào.

Chăn nuôi bằng đệm lót sinh học giúp nông dân bảo vệ tốt môi trường, chăn nuôi được ở nơi đông dân cư mà không có mùi hôi thối, rút ngắn thời gian nuôi, hạn chế bệnh tật.

Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh ĐBSCL, đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ xung quanh vấn đề liên kết vùng và tái cấu trúc ngành cá tra khu vực ĐBSCL.