Cho gà ăn độc chất Vàng-ô ung thư tạo màu thịt vàng đẹp

Qua kiểm tra đã phát hiện một chất cấm mới có tên Vàng-Ô (nguyên liệu làm ve quét tường trong xây dựng hoặc sử dụng để nhuộm màu vải) được dùng để tạo màu vàng cho thịt gà trong quá trình chăn nuôi, con người có thể bị ung thư nếu ăn thịt gà có tồn dư chất này.
Đó là thông tin được ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng Phòng thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết tại cuộc Họp báo thường kỳ về Kết quả công tác tháng 9 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 10 năm 2015 vào chiều ngày 6/10.
Theo ông Dũng, trong quá trình kiểm tra, Thanh tra bộ có phát hiện một chất cấm mới được người chăn nuôi sử dụng để tạo màu vàng cho thịt gà.
Chúng tôi đã tham khảo với bên Học viện Nông nghiệp và được biết, chất này có tên gọi là chất Vàng-Ô, con người có thể bị ung thư nếu ăn các loại thịt gà có tồn dư chất này.
Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), Vàng-Ô là hóa chất được nhập khẩu về từ nước ngoài, có công dụng để nhuộm màu sợi vải hoặc được sử dụng làm nguyên liệu làm ve quét tường trong ngành xây dựng.
Chất này không được phép sử dụng trong thực phẩm vì nó có hại cho sức khỏe của con người khi ăn các loại thịt có tồn dư chất này.
“Trong quá trình chăn nuôi, người nuôi sử dụng chất Vàng-Ô này trộn vào thức ăn để tạo màu đẹp, đồng thời khi cho gà ăn sẽ giúp chân, da gà có màu vàng bắt mắt”, ông Dương nói.
Ông Dương cũng cho hay, tập quán tiêu dùng của người Việt chúng ta gây phiền hà, thích ăn những loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt.
Chính điều đó đã một phần thúc đẩy cho người chăn nuôi sử dụng các chất cấm này để tạo màu sắc cho thịt.
Các loại thịt sử dụng chất này có màu vàng bắt mắt trên thực tế không làm tăng chất dinh dưỡng ở thịt. Minh chứng cho thấy là người châu Âu, họ ăn các loại thịt màu trắng, không vào như chúng ta mà họ vẫn cao lớn, thông minh. Trong khi đó, người Việt lại thích ăn thịt gà có da màu vàng nên người nuôi sử dụng để dễ bán.
Theo ông Dương, người tiêu dùng cũng cần phải thay đổi thói quen của mình, nên là người tiêu dùng thông thái, hãy lựa chọn những gì tốt cho sức khỏe.
Ông Dương cũng tiết lộ, mới đây, Cục đã kết hợp với các nhà khoa học cho ra sản phẩm que thử chất cấm tạo nạc trong chăn nuôi heo.
Với que thử này, người dùng chỉ cần nhỏ nước tiểu vào que, trong vòng 5 phút, nếu vẫn giữ nguyên chữ T thì lợn đó sử dụng chất cấm, còn nếu chữ T biến mất thì lợn đó không có chất cấm.
“Đây là phương pháp mới, giúp mọi người phát hiện được việc sử dụng chất cấm ngay tại chuồng một cách nhanh gọn”, ông Dương nói.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 28/7/2015, tại ruộng mía của nông dân Kim Thane, ấp Soài Rùm, xã Kim Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, Công ty Cổ phần Mía đường Trà Vinh tổ chức trình diễn và hội thảo máy vô chân mía cho nông dân trồng mía ở các xã vùng mía nguyên liệu của huyện Trà Cú.

Công ty Mía đường Nghệ An vừa thông qua chính sách hỗ trợ đối với các diện tích trồng mía tối thiểu 0,15ha trở lên trong vùng quy hoạch của công ty, điều kiện bắt buộc đi kèm là phải sử dụng giống mía sạch bệnh chồi cỏ.
Đa số diện tích trồng ngô ở Khánh Hòa được gieo trồng ở vùng đồi núi nên từ đầu năm đến nay, lượng mưa ít khiến cây ngô bị giảm năng suất.

Thời gian gần đây, do nhiều yếu tố tác động như giá vật tư nông nghiệp tăng trong khi giá đầu ra của nhiều loại nông sản xuống thấp khiến người nông dân ít mặn mà với ruộng đồng. Do đó, vấn đề cần đặt ra là phải tìm được “phương thuốc” để giúp người nông dân tăng thêm thu nhập và gắn bó với “bờ xôi, ruộng mật”.

Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn tỉnh Gia Lai được triển khai trên địa bàn huyện Đak Đoa đã được 4 năm. Qua thời gian thực hiện nhiều mô hình, cách làm mới trong sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ lực của địa phương từng bước đi vào ổn định phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thị trường hiện nay.