Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cho Ăn Gián Đoạn, Giảm Chi Phí Nuôi Cá Tra

Cho Ăn Gián Đoạn, Giảm Chi Phí Nuôi Cá Tra
Ngày đăng: 16/09/2013

Giải pháp “Ứng dụng phương pháp cho ăn gián đoạn để giảm chi phí sản xuất trong chăn nuôi cá tra thương phẩm” của ThS. Phạm Thị Thu Hồng và cộng sự thuộc Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã đạt giải nhì trong Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Trần Đại Nghĩa lần thứ IV, năm 2012- 2013.

Đề tài xuất phát từ tình hình thực tế

Là một thạc sĩ nuôi trồng thủy sản, chuyên nghiên cứu về con cá tra của vùng ĐBSCL, ThS. Phạm Thị Thu Hồng luôn trăn trở vấn đề đặt ra là làm thế nào giảm chi phí sản xuất, giúp người nuôi giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh ngành hàng cá tra còn nhiều bất cập?

Hiện nay, kỹ thuật nuôi truyền thống là cho ăn liên tục hàng ngày và chi phí thức ăn chiếm từ 70- 80,5% trong cơ cấu giá thành sản xuất. Tuy nhiên, cho ăn nhiều hay thường xuyên không có nghĩa cá sẽ tăng trọng nhanh, ngược lại cho ăn nhiều cá sẽ tiêu hóa chậm, thức ăn không sử dụng hết và làm giảm sự hấp thụ dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, thức ăn dư thừa sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường và dịch bệnh xảy ra, mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Điều này mang đến rủi ro rất lớn cho người nuôi tại những thời điểm giá thức ăn tăng cao như trong thời gian qua.

Do đó, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong khâu quản lý chăm sóc khi cho cá ăn, nâng cao hiệu quả và giảm chi phí là điều rất cần thiết về mặt kinh tế- xã hội trong tình hình nuôi cá tra hiện nay ở Vĩnh Long nói riêng và ĐBSCL nói chung.

Qua quy trình nghiên cứu cho cá ăn gián đoạn thể hiện ở việc tăng trưởng bù sau một giai đoạn bị bỏ đói, phụ thuộc vào các yếu tố như khối lượng thức ăn, thời gian ngưng cho ăn và độ tuổi của cá. Dựa trên nguyên lý trên, để góp phần khắc phục tồn tại của nghề nuôi, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã thực hiện đề tài “Thử nghiệm phương pháp cho ăn gián đoạn trong nuôi cá tra thương phẩm ở tỉnh Vĩnh Long”.

ThS. Phạm Thị Thu Hồng cho biết, chi phí thức ăn chiếm khá cao trong chi phí sản xuất, mặt khác các yếu tố như con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, giá thu mua..., người chăn nuôi hoàn toàn thụ động và gặp khó khăn.

Phương pháp này sẽ giúp người dân giảm được chi phí sản xuất, giảm nguy cơ phát sinh bệnh vì thế sẽ giảm được lượng thuốc sử dụng, nâng cao năng suất.

Đạt hiệu quả nhất định

Sau 9 tháng triển khai phương pháp cho ăn gián đoạn với 2 nhịp ngưng khác nhau (cho ăn liên tục 3 ngày ngưng 1 ngày, cho ăn liên tục 7 ngày ngưng 2 ngày) và phương pháp cho ăn bình thường (liên tục không ngưng) và theo dõi tăng trưởng của cá nuôi ở 3 kiểu cho ăn, bước đầu nhóm thực hiện đã có kết luận.

Cụ thể như sau: cá cho ăn 7 ngày ngưng 2 ngày có tốc độ tăng trưởng và tăng trọng lớn nhất (749 g/con và 3,68 g/con/ngày) trong khi chi phí thức ăn lại thấp nhất, ít sử dụng thuốc và hóa chất do giảm được dịch bệnh từ ô nhiễm môi trường, đồng nghĩa với lợi nhuận đạt cao nhất.

Mô hình nuôi thành công đã chuyển giao kỹ thuật cho người nuôi cá tra thâm canh trong tỉnh thông qua dự án “Đầu tư hỗ trợ xây dựng vùng nuôi cá tra an toàn ứng dụng theo quy trình thực hành nuôi tốt toàn cầu- GlobalGAP giai đoạn 2011- 2015” đã được UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt và đã triển khai ứng dụng có kết quả thực hiện được 2 năm.

Ứng dụng phương pháp cho ăn gián đoạn đã góp phần tích cực trong việc giảm lỗ cho người nuôi rất đáng kể trong bối cảnh ngành hàng liên tục gặp khó khăn trong sản xuất thời gian gần đây, từ đó các cơ sở nuôi này vẫn duy trì sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Hơn nữa phương pháp đảm bảo được an toàn môi trường, an toàn dịch bệnh cho nghề nuôi cá tra thâm canh theo hướng bền vững.

Ban tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật Trần Đại Nghĩa lần thứ IV nhận xét, đây là giải pháp được ứng dụng lồng ghép vào dự án đầu tư hỗ trợ xây dựng vùng nuôi cá tra an toàn theo quy trình GlobalGAP và được minh chứng qua 10 hộ nông dân tham gia phương pháp này và đạt hiệu quả nhất định về kinh tế- xã hội, góp phần cho nghề nuôi cá tra bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Công Tác Thông Tin, Tuyên Truyền Khuyến Nông Hiệu Quả Công Tác Thông Tin, Tuyên Truyền Khuyến Nông

Trong mục tiêu hiện đại hóa mọi mặt sản xuất nông nghiệp, công tác tuyên truyền, đào tạo, nâng cao trình độ canh tác cũng như trình độ quản lý trong sản xuất, kinh doanh cho nông dân có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng Vì vậy, hoạt động truyền thông được Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Trị quan tâm hàng đầu và xem đây là khâu đi trước một bước để triển khai ứng dụng các tiến bộ KHKT mới cũng như truyền đạt các phương pháp quản lý trong sản xuất- kinh doanh và nhiều kiến thức khác cho nông dân.

19/12/2014
Toàn Tỉnh Tăng 23 Trang Trại Chăn Nuôi Toàn Tỉnh Tăng 23 Trang Trại Chăn Nuôi

Hiện nay, toàn tỉnh có 548 trang trại chăn nuôi, tăng 23 trang trại so với năm 2013. Trong đó có 253 trang trại chăn nuôi lợn với tổng số 58 nghìn con; 295 trang trại chăn nuôi gia cầm với tổng số 1,3 triệu con… Các trang trại mới tăng chủ yếu chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp: Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam…

19/12/2014
Ứng Dụng Công Nghệ Xử Lý Bã Nấm Để Sản Xuất Rau, Hoa Ứng Dụng Công Nghệ Xử Lý Bã Nấm Để Sản Xuất Rau, Hoa

Ngày 18-12, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả thực hiện Dự án Xây dựng mô hình sử dụng bã nấm tạo giá thể để sản xuất rau, hoa trong chậu tại tỉnh Thái Nguyên.

19/12/2014
Bí Thư Chi Bộ Làm Kinh Tế Giỏi Bí Thư Chi Bộ Làm Kinh Tế Giỏi

Nhà cửa rộng rãi, bề thế với khá đầy đủ tiện nghi sinh hoạt đắt tiền; có cửa hàng thức ăn gia súc lớn nhất, nhì xã Phúc Lương (Đại Từ), phục vụ nhu cầu mua bán của nhân dân 3 xóm (Cây Tâm, Cây Ngái, Hàm Rồng); mua xe ô tô 8 chỗ ngồi vừa để phục vụ sinh hoạt gia đình vừa làm dịch vụ chở khách…

19/12/2014
Hội Cựu Chiến Binh Huyện Nga Sơn Đẩy Mạnh Phong Trào Thi Đua Làm Kinh Tế Giỏi Hội Cựu Chiến Binh Huyện Nga Sơn Đẩy Mạnh Phong Trào Thi Đua Làm Kinh Tế Giỏi

Cùng với việc phối hợp với các ngành chức năng mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tổ chức cho hội viên tham quan các mô hình kinh tế, các cấp hội CCB huyện Nga Sơn tạo điều kiện cho CCB vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.

19/12/2014