Chinh phục đầm trũng, thu 20 tỷ đồng mỗi năm

Ông Bùi Đức Luận vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lúc đó, ông Bùi Đức Luận (SN 1957) - hội viên Chi hội 6, Hội ND xã Sơn Vi, dù gia cảnh còn nghèo nhưng đã mạnh dạn xin nhận khoán toàn bộ diện tích 6ha đất ruộng chiêm trũng ở đầm Cống Ghem.
Với nghị lực không cam chịu đói nghèo, ông cùng vợ con đào ao thả cá, trên bờ xây chuồng nuôi lợn và trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ…
Áp dụng phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, “đi từ dễ đến khó, từ nhỏ đến lớn”, 20 năm qua, ông đã kiên trì bám trụ ở đầm Cống Ghem xây dựng được 3.000m2 chuồng trại chăn nuôi liên hoàn, có đủ nhà điều hành, nhà kho, theo đúng thiết kế; 4ha mặt nước thả cá; 2ha vườn cây ăn quả.
“Tổng vốn đầu tư trong 20 năm qua ước tính 14 tỷ đồng, trong đó vốn tự có nhờ quá trình tích lũy là 10 tỷ đồng, còn lại là vốn vay ngân hàng, anh em, họ hàng”- ông Luận thổ lộ.
Mấy năm gần đây, ông Luận thường xuyên duy trì 140 - 150 con lợn nái và mỗi lứa nuôi từ 1.000 - 1.200 con lợn thịt.
Bình quân mỗi tháng ông xuất bán ra thị trường 25 - 27 tấn thịt lợn hơi.
Tổng cộng doanh thu từ bán lợn giống, lợn thịt, cá, cây ăn quả tại trang trại VAC của gia đình ông Luận đạt xấp xỉ 20 tỷ đồng.
Trang trại VAC của ông không chỉ áp dụng các tiến bộ KHKT tiên tiến mà còn là địa chỉ để các đơn vị khoa học chọn làm điểm thực hiện các đề tài nghiên cứu.
Từ năm 2010 - 2014, gia đình ông Luận luôn giữ vững danh hiệu hộ “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi: Cấp tỉnh và cấp Trung ương.
Ngày 3.9.2015, ông Luận vinh dự là đại biểu dự Đại hội thi đua yêu nước và biểu dương điển hình nông dân tiên tiến toàn quốc do Hội NDVN tổ chức.
Tháng 1.9.2015, ông được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Có thể bạn quan tâm

Giá mua cau non tăng cao là điều bất thường nên nhiều nhà vườn cũng như người đi thu mua ở ĐBSCL đều cảnh giác.

Mới đây, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã tổ chức cấp cây giống cam, quýt ghép cho nhân dân xã Dương Phong.

Mùa mưa lũ cũng là thời điểm gỗ lậu ào ạt tuồn về xuôi. Vì thế, nhiệm vụ đấu tranh, giữ bình yên cho rừng của lực lượng kiểm lâm trở nên vất vả hơn bao giờ hết.

Chỉ trong chín tháng đầu năm 2015, với khoảng 740.000 tấn cao su xuất khẩu, ngành cao su VN bị mất hơn… 40.000 tỉ đồng nếu so với giá bình quân cùng thời điểm vào năm 2011.

Mặc dù được coi là hạt “ngọc” của Việt Nam, nhưng do chuỗi giá trị phức tạp nên gạo Việt đang rơi vào tình trạng 3 “không”: không thuần loại, không kiểm soát được dư lượng hóa chất và không truy xuất được nguồn gốc.