Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, phát triển mạng lưới lưu thông

Theo Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 4 của Chính phủ vừa mới ban hành, Chính phủ giao Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu. Tổ chức theo dõi, nắm bắt kịp thời thông tin thị trường, tăng cường xúc tiến thương mại mở rộng thị trường. Chú trọng xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Công thương phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thúc đẩy đàm phán với các đối tác tiềm năng để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông sản. Đẩy mạnh phát triển mạng lưới phân phối, lưu thông, bảo đảm tốt cung cầu, nhất là các mặt hàng nông sản. Kích thích tiêu dùng nội địa, tiếp tục thực hiện có hiệu quả “Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính phủ yêu cầu chỉ đạo theo dõi sát diễn biến thời tiết và nguồn nước, hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó trước mắt và lâu dài với hạn hán ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Bộ NN&PTNT tổ chức triển khai các giải pháp điều chỉnh cơ cấu, mùa vụ cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác của từng vùng, địa phương.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể hỗ trợ phá triển nông nghiệp phù hợp với đề án tái cơ cấu nông nghiệp. Tích cực đàm phán hợp tác với các nước xuất khẩu cà phê, cao su, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên, thúc đẩy sản xuất trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, Sóc Trăng không chỉ phấn đấu tăng năng suất lúa mà còn tập trung phát triển lúa đặc sản, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, góp phần tăng lợi nhuận cho nông dân. Qua đó, đời sống của hàng chục nghìn hộ dân trồng lúa đặc sản không ngừng được nâng lên.

Hàng ngàn hecta mía, mì tại khu vực phía tây thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang héo hắt vì hạn. Trong khi nhiều diện tích mía, mì giống chết hàng loạt thì bệnh trắng lá mía vẫn tiếp tục hoành hành.

Tại Tiền Giang, hiện nhà vườn không còn tha thiết hái hoa thanh long để bán, thương lái cũng không thu mua.

Hiện nay nông dân xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An không chỉ trồng dưa hấu, dưa chuột, mà còn trồng dưa lê với diện tích khá lớn. Theo người dân ở đây, dưa lê cũng là cây trồng ngắn ngày, chi phí thấp, mang lại lợi nhuận khá.

Có dịp tới thăm mô hình trồng chanh tứ mùa của cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Đức Chính thôn Làng Đài, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh chúng tôi thật sự ngạc nhiên trước sự đổi thay của vùng đất nơi đây. Hàng trăm gốc chanh mọc san sát không chỉ phủ xanh nhiều ha đất mà còn đem đến niềm hy vọng cho nhiều nông dân về một mô hình mới, hiệu quả.