Chính phủ sửa đổi quy định nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra

Chế biến các sản phẩm từ cá tra tại Nhà máy thủy sản Ấn Độ Dương.
Phó Thủ tướng lưu ý, trong quá trình soạn thảo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì nghiên cứu, tập trung vào các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp khi triển khai Nghị định 36;
Sự cần thiết phải áp dụng VietGap hoặc chứng chỉ quốc tế; cân nhắc thay thế quy định về hàm lượng nước tối đa và tỷ lệ mạ băng bằng cơ chế doanh nghiệp tự công khai thông tin về thành phần, chất lượng sản phẩm; xem xét việc tiếp tục áp dụng thủ tục đăng ký, xác nhận hợp đồng xuất khẩu cá tra.
Theo Hiệp hội cá tra Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2015, diện tích nuôi thả mới cá tra đạt hơn 1.950 ha, tăng 0,21% so với cùng kỳ năm 2014. Diện tích thu hoạch hơn 1.850 ha, giảm 0,51% so cùng kỳ, sản lượng đạt 516.000 tấn, tăng 1,22% so với cùng kỳ. Thị trường cá tra nguyên liệu dao động từ 19.000 - 24.500 đồng/kg.
Theo nhận định của Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, ngành hàng cá tra Việt Nam có khả năng tiêu thụ rất lớn, xuất khẩu đến 142 thị trường các nước trên thế giới (chiếm tới 90% sản lượng), còn thị trường nội địa đang bỏ ngỏ, chỉ tiêu thụ khoảng 10.000 tấn/năm.
Vì thế, để phát huy lợi thế của ngành hàng này, cần triển khai hiệu quả Nghị định 36/2014/NĐ-CP về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra và Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đã ban hành về đầu tư, tín dụng hỗ trợ cho sản xuất giống, thức ăn thủy sản, kiểm soát môi trường, dịch bệnh và chế biến xuất khẩu. Ngoài ra, cần có đề án để vực dậy ngành cá tra, giải quyết bài toán cung-cầu, xác định thị trường cần gì, phụ phẩm bán đi đâu...
Có thể bạn quan tâm

Trồng vải theo tiêu chuẩn VietGap trong 3 năm tại tỉnh Hải Dương năng suất tăng từ 20% - 30%. Vụ vải năm 2015, tỉnh Hải Dương phấn đấu sản xuất khoảng 1.500 ha vải theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, diện tích được giám sát, cấp giấy chứng nhận là khoảng 150 ha.

“Khách đến Mường Khương (Lào Cai) là tìm mua quýt về làm quà. Quýt Mường Khương ngon, ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Vấn đề phát triển đã được xác định, tuy nhiên, quan tâm lớn nhất của huyện giờ đây là xây dựng thương hiệu” - ông Phạm Xuân Thịnh, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương chia sẻ.

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết, giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã thu hút đông đảo nông dân tham gia. Từ đó, xuất hiện nhiều tấm gương nông dân vượt khó, thoát nghèo, trong đó có ông Văng Thành Trưởng, ở ấp Hiệp Phú, xã Hiệp Đức.

Đã nhiều năm nay, ổi tứ mùa của xã Đông Dư, huyện Gia Lâm (Hà Nội) không chỉ có mặt tại các chợ đầu mối ở Hà Nội mà đã vào siêu thị các tỉnh miền Trung, miền Nam, đồng thời vượt biên giới có mặt tại thị trường một số nước trong khu vực... Đây là kết quả của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương trong những năm qua.

Nhiều nhà vườn ở Đồng Tháp đang đẩy mạnh mô hình trồng cóc Thái Lan cho thu nhập khá cao. Bà Nguyễn Thị Sậu, nông dân ấp Hòa Mỹ, xã Hòa An, thành phố Cao Lãnh cho biết, đây là loại cóc được nhân giống từ Thái Lan đem về, với những ưu điểm như: Trồng chỉ 6 tháng là cho trái và giá bán cóc non dao động khoảng 10.000 đồng/kg, cao gấp đôi so cóc địa phương.