Chính phủ hỗ trợ 284,5 tỷ đồng khắc phục hạn hán

Ngày 3/11, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định hỗ trợ 284,5 tỷ đồng cho 19 địa phương từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2015 để khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn vụ ĐX năm 2014 - 2015 và vụ HT năm 2015.
Trong đó, hỗ trợ tỉnh Quảng Nam 6,6 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ trên thực hiện theo quy định hiện hành.
Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin và số liệu báo cáo.
Đồng thời, UBND các địa phương chủ động sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác cùng với kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ nêu trên để bảo đảm thực hiện có hiệu quả việc khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn.
Được biết ngoài Quảng Nam ra, còn có 18 địa phương được hỗ trợ, gồm:
Lai Châu 5,5 tỷ đồng, Bắc Ninh 9,3 tỷ đồng, Thanh Hóa 30,7 tỷ đồng, Nghệ An 22,6 tỷ đồng, Hà Tĩnh 18,3 tỷ đồng, Quảng Bình 26,8 tỷ đồng, Quảng Ngãi 18 tỷ đồng, Bình Định 12,7 tỷ đồng, Bình Thuận 20,4 tỷ đồng, Lâm Đồng 6,8 tỷ đồng, Bình Phước 17,6 tỷ đồng, Tiền Giang 11,2 tỷ đồng, Bến Tre 15,3 tỷ đồng, Trà Vinh 10,8 tỷ đồng, Vĩnh Long 18,8 tỷ đồng, Hậu Giang 11,9 tỷ đồng, Cà Mau 15,7 tỷ đồng và Khánh Hòa 5,5 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Để tăng cường đầu ra và giữ giá cho quả vải thiều, chiều 16/6, hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ quả vải vùng Đông Tây Nam Bộ năm 2014 tại TP.HCM.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đợt thu mua tạm trữ tạm trữ lúa, gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã giúp nông dân bảo đảm có lãi 30%, tuy nhiên vẫn còn nhiều bấp cập.

Trong đó, diện tích cây cao su đang lấy mủ là 1.530ha, cao su non là 218ha và 124ha cây cao su bị rong tàn ép nhánh để trồng xen cây khác. Trong đó, huyện Tân Châu có diện tích cao su bị chặt nhiều nhất với 675ha, huyện Tân Biên 534ha, huyện Châu Thành 71,4ha, Công ty CP Cao su Tây Ninh 446ha...

Chị Thanh cho biết: “Do đa cây, đa con nên tôi có nhiều nguồn thu khác nhau trong một năm, không bị phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập từ mỗi mùa vụ. Hơn nữa, tôi còn có thể chủ động được vốn đầu tư qua lại giữa cây, con. Cụ thể như việc mỗi năm, tôi có thể nuôi được gần 3 lứa heo.

Theo dự báo, vải thiều Lục Ngạn năm nay sẽ được mùa và được cả giá. Ông Chu Văn Báo – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn cho biết: "Thời tiết đầu vụ vải năm nay không thuận lắm, mưa nhiều trong thời gian vải ra hoa và đậu quả nên quả non bị rụng khá nhiều".