Chính phủ chỉ đạo mở rộng thị trường xuất khẩu quả vải tươi

Xét báo cáo của Bộ Công Thương về việc Australia chính thức cho phép nhập khẩu quả vải tươi từ Việt Nam, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẩn trương hướng dẫn, phổ biến các yêu cầu kỹ thuật, quy định cụ thể của thị trường nhập khẩu đến các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và người dân để bảo đảm sản phẩm xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của thị trường, tạo điều kiện giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bộ Công Thương tiếp tục chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kết nối cung cầu, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và xuất khẩu qua biên giới, bảo đảm tiêu thụ kịp thời, có hiệu quả lượng sản phẩm này.
Trước đó, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết: tiếp theo thị trường Hoa Kỳ, vải thiều Việt Nam đã tiếp cận thêm thị trường mới là Australia.
Theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp Australia, để xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam vào thị trường này, các doanh nghiệp phải đảm bảo 5 yêu cầu gồm: Vùng trồng an toàn; Cơ sở đóng gói vải phải đăng ký và được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra và cấp mã số; Đáp ứng những yêu cầu về bao bì và ghi nhãn, đồng thời phải xử lý chiếu xạ, và kiểm dịch lô vải xuất khẩu….
Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, vụ vải thiều năm nay, từ hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương sẽ cho tổng sản lượng ước đạt trên 200.000 tấn quả tươi sẽ được thu hoạch từ trung tuần tháng 5 đến trung tuần tháng 7.
Để đảm bảo tốt việc tiêu thụ vải thiều mùa vụ năm 2015, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) dự báo, vải thiều sẽ được tiêu thụ nội địa khoảng 60%, tương ứng với khoảng 120.000 tấn (chủ yếu là quả tươi); xuất khẩu khoảng 40% ,tương ứng 80.000 tấn (trong đó khoảng 85% là quả tươi, 15% là quả sấy khô và chế biến bóc cùi đông lạnh).
Cụ thể, đối với thị trường nội địa, vải tươi sẽ được tiêu thụ rộng khắp tại các địa phương khu vực phía Bắc và các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP HCM… và các tỉnh phía Nam. Thị trường phía Nam được đánh giá tiếp tục sẽ là khu vực thị trường tiêu thụ nội địa quan trọng, chiếm khoảng 43% tổng sản lượng tiêu thụ nội địa.
Đối với thị trường xuất khẩu, vải thiều sẽ chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Trung Quốc, các nước ASEAN như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore... và các nước châu Âu. Bên cạnh đó, gần đây có tín hiệu tốt từ các thị trường Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trung Quốc hiện vẫn là thị trường xuất khẩu truyền thống quan trọng, chiếm khoảng 90% tổng sản lượng xuất khẩu.
Bộ Công Thương cho rằng, thị trường vải thiều ngày càng được mở rộng, giá cả tương đối ổn định. Năm nay, giá vải thiều được dự báo ổn định và có mức tương đương với năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm nay, nền kinh tế nước ta đã nhận được nhiều lời khen. Nào là có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực; xuất khẩu liên tục tăng trưởng; đầu tư nước ngoài đạt những con số kỷ lục...

Chi hội nghề nghiệp bản Tà Bung, xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên được thành lập năm 2010 với 21 thành viên, đến nay Chi hội đã thu hút được 20 thành viên.

Xã Chung Chải (huyện Mường Nhé), là địa bàn vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo hiện chiếm 81%. Với chủ trương tuyên truyền, phổ biến kiến thức kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, chủ động phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bằng nguồn kinh phí (DANIDA) Đan Mạch tài trợ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND xã Chung Chải xây dựng mô hình trình diễn nuôi vịt thịt an toàn sinh học tại bản Đoàn Kết.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất bản Tà Cáng 1, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, cuộc sống của vợ chồng anh Lò Văn Pâng chủ yếu phụ thuộc và mô hình sản xuất VAC. Do tập quán canh tác lạc hậu, các loại cây trồng, vật nuôi phụ thuộc vào thời tiết nên thường xuyên thất thu.

Được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, Mường Ảng là vùng đất thích hợp cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển, nuôi dưỡng nên những hạt cà phê mang hương vị thơm ngon đặc biệt.