Chính phủ chỉ đạo mở rộng thị trường xuất khẩu quả vải tươi

Xét báo cáo của Bộ Công Thương về việc Australia chính thức cho phép nhập khẩu quả vải tươi từ Việt Nam, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẩn trương hướng dẫn, phổ biến các yêu cầu kỹ thuật, quy định cụ thể của thị trường nhập khẩu đến các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp và người dân để bảo đảm sản phẩm xuất khẩu đáp ứng yêu cầu của thị trường, tạo điều kiện giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Bộ Công Thương tiếp tục chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh, cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kết nối cung cầu, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa và xuất khẩu qua biên giới, bảo đảm tiêu thụ kịp thời, có hiệu quả lượng sản phẩm này.
Trước đó, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết: tiếp theo thị trường Hoa Kỳ, vải thiều Việt Nam đã tiếp cận thêm thị trường mới là Australia.
Theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp Australia, để xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam vào thị trường này, các doanh nghiệp phải đảm bảo 5 yêu cầu gồm: Vùng trồng an toàn; Cơ sở đóng gói vải phải đăng ký và được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra và cấp mã số; Đáp ứng những yêu cầu về bao bì và ghi nhãn, đồng thời phải xử lý chiếu xạ, và kiểm dịch lô vải xuất khẩu….
Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, vụ vải thiều năm nay, từ hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương sẽ cho tổng sản lượng ước đạt trên 200.000 tấn quả tươi sẽ được thu hoạch từ trung tuần tháng 5 đến trung tuần tháng 7.
Để đảm bảo tốt việc tiêu thụ vải thiều mùa vụ năm 2015, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) dự báo, vải thiều sẽ được tiêu thụ nội địa khoảng 60%, tương ứng với khoảng 120.000 tấn (chủ yếu là quả tươi); xuất khẩu khoảng 40% ,tương ứng 80.000 tấn (trong đó khoảng 85% là quả tươi, 15% là quả sấy khô và chế biến bóc cùi đông lạnh).
Cụ thể, đối với thị trường nội địa, vải tươi sẽ được tiêu thụ rộng khắp tại các địa phương khu vực phía Bắc và các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP HCM… và các tỉnh phía Nam. Thị trường phía Nam được đánh giá tiếp tục sẽ là khu vực thị trường tiêu thụ nội địa quan trọng, chiếm khoảng 43% tổng sản lượng tiêu thụ nội địa.
Đối với thị trường xuất khẩu, vải thiều sẽ chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Trung Quốc, các nước ASEAN như Lào, Campuchia, Thái Lan, Singapore... và các nước châu Âu. Bên cạnh đó, gần đây có tín hiệu tốt từ các thị trường Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trung Quốc hiện vẫn là thị trường xuất khẩu truyền thống quan trọng, chiếm khoảng 90% tổng sản lượng xuất khẩu.
Bộ Công Thương cho rằng, thị trường vải thiều ngày càng được mở rộng, giá cả tương đối ổn định. Năm nay, giá vải thiều được dự báo ổn định và có mức tương đương với năm 2014.
Có thể bạn quan tâm

Cuối tháng 6 và đầu tháng 12-2013, báo chí đã phản ánh về tình trạng bắp lai bị chết hàng loạt hoặc cho năng suất rất thấp ở một số xã của huyện An Phú. Số bắp chết hoặc cho năng suất thấp đều là giống bắp DK 9901, DK 6818, DK 8868…do Công ty Dekalb (phường 6, quận 3, TP. HCM) cung cấp. Sau phản ánh của báo chí, cuối tháng 6 - 2013, đại diện Công ty Dekalb đến xác minh hiện trạng. Nông dân được hứa hẹn sẽ có “hậu kiểm”, xác định nguyên nhân để có hướng hỗ trợ…

Theo tin từ Phòng Quản lý nguồn gen và An toàn sinh học (Cục Bảo tồn đa dạng sinh học - Bộ TN&MT), Bộ TN&MT vừa ban hành Quyết định số 2485 và 2486/QĐ-BTNMT cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học cho ngô biến đổi gen mang sự kiện GA21 (Công ty TNHH Syngenta Việt Nam) và NK603 (Công ty TNHH Dekalb Việt Nam).

Báo cáo của một tập đoàn thương mại Brazil đã gây lo ngại cho những nhà đầu tư đặt cược rằng giá đường sẽ giảm trong bối cảnh thị trường toàn cầu tràn ngập nguồn cung. Họ đặt cược như vậy trên cơ sở Brazil – quốc gia đóng góp khoảng 1/5 sản lượng đường thế giới – sẽ bội thu đường trong năm nay.

Cuối tháng 10 vừa qua, tỉnh Lâm Đồng đã phải cầu cứu các siêu thị ở TPHCM hợp tác để tiêu thụ cà chua cho nông dân. Sau 1 tuần, hệ thống siêu thị Co.opMart, BigC vào cuộc và mở chiến dịch vận động người dân TPHCM “Ăn cà chua giúp nông dân Lâm Đồng”, giá cà chua từ mức 10.000 đồng/3kg đã kéo lên được 15.000 đồng/2kg tại các chợ truyền thống. Trước đó là vụ vải thiều Bắc Giang, hành tây…

Thế nhưng, theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp, diện tích hồ tiêu của tỉnh là 11.734 ha. Trong đó, tiêu kinh doanh 7.530 ha, tiêu kiến thiết cơ bản 3.715 ha, tiêu trồng mới 489 ha. Tuy nhiên trên thực tế, diện tích cây tiêu trên địa bàn tỉnh khoảng 15.000 ha.