Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn đến ngành nông nghiệp

Trình bày trước Quốc hội Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước.
Sáng 20/10, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) Nguyễn Thiện Nhân cho biết, chuẩn bị cho kỳ họp 10, Quốc hội khóa XIII, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng hợp được 4.492 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội.
Trong đó có 2.024 ý kiến, kiến nghị của cử tri được phản ánh qua Đoàn đại biểu Quốc hội của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 2.468 ý kiến, kiến nghị của nhân dân qua hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp.
Về tình hình nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Báo cáo do Chủ tịch UBTW MTTQ trình bày cho biết, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được nhân dân cả nước quan tâm.
Qua 4 năm thực hiện, chương trình đã đạt được những kết quả tích cực, bộ mặt nông thôn không ngừng đổi mới, đời sống nhân dân ở nông thôn ngày càng được nâng cao.
Những kết quả đó có được là do cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp ủy Đảng, các cơ quan nhà nước từ Trung ương tới địa phương còn có sự ủng hộ, tham gia và đóng góp rất to lớn của nhân dân và các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, cử tri và nhân dân ở nhiều nơi còn băn khoăn về việc huy động đóng góp của người dân trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn vẫn còn cao, nhất là đối với các vùng mật độ dân cư thấp, địa bàn khó khăn; việc lựa chọn con giống, cây giống có năng suất, chất lượng, phù hợp và có tính ổn định lâu dài với từng địa phương cũng như việc thực hiện liên kết “4 nhà” đã triển khai chưa thực sự hiệu quả
Cử tri và nhân dân phản ánh tình trạng giá lúa hiện nay thấp, nguồn cung đã vượt cầu; việc thu mua tạm trữ chỉ là biện pháp tạm thời, chưa thật sự nâng được giá lúa.
Trong khi đó, vẫn còn tình trạng ép giá, hủy hợp đồng thu mua lúa gây thiệt hại cho nông dân.
“Đề nghị Chính phủ quan tâm đến quy hoạch trồng lúa chất lượng cao, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam xuất khẩu, có chính sách hỗ trợ nông dân liên kết với doanh nghiệp, tăng cường việc áp dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp”, ông Nguyễn Thiện Nhân nói.
Với việc Việt Nam đã ký kết thành công các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, nhất là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chính thức đạt được thỏa thuận, quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới sẽ hình thành các chuẩn mực mới cho thương mại toàn cầu.
Cử tri và nhân dân đặc biệt quan tâm đến phát triển ngành nông nghiệp, trước hết là ngành chăn nuôi nước ta trước những thách thức mới.
Cử tri đề nghị Chính phủ quan tâm hơn nữa, chỉ đạo phát triển ngành nông nghiệp, có chính sách để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp;
Có chính sách hỗ trợ các hợp tác xã, các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi tiếp cận với nguồn vốn lớn, dài hạn để mở rộng sản xuất và hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi và các vật tư nông nghiệp để hạn chế việc phụ thuộc vào nguyên liệu “đầu vào” cho nông nghiệp từ nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm

Với ưu điểm tốn ít vốn, dễ bán, nuôi dê trở thành “cứu cánh” của những hộ nghèo không có đất hoặc ít đất sản xuất. Trong điều kiện giá cả thức ăn công nghiệp ngày càng tăng, đầu ra của một số vật nuôi chủ lực bị hạn chế, mô hình chăn nuôi này đang thu hút nhiều gia đình ở nông thôn.

Khoảng đầu năm 2014, tình cờ đi thăm nhà người quen tại huyện Lấp Vò và được tham quan một số mô hình nuôi thỏ thương phẩm đạt hiệu quả tại đây anh quyết định mua 5 cặp thỏ bố mẹ về nuôi. Sau 8 tháng nuôi và nhân giống thành công, anh Nhân đã nâng qui mô đàn thỏ thường xuyên được 160 con, trong số này dao động từ 35 – 45 con thỏ bố mẹ còn lại là thỏ tơ và thỏ con.

Theo anh thì gà sao có sức đề kháng dịch bệnh rất cao nên ít bị hao hụt, ngoài ra rất háo ăn, mau lớn, gà con sau 20 ngày tuổi có thể chuyển từ thức ăn tấm cám sang thức ăn công nghiệp hoặc lúa, bắp. Riêng phần chuồng trại cũng đơn giản không cần kiên cố, chủ yếu làm bằng cây lá để gà có chỗ trú mưa, tránh nắng.

Trong đó, gà lông gần 770 nghìn con, còn lại là gà chế biến. Thị trường tiêu thụ gà tương đối thuận lợi, giá từ 65 - 75 nghìn đồng/kg gà lông; 120 - 145 nghìn đồng/kg gà chế biến, người dân lãi từ 15 - 17 triệu đồng/1.000 con.

Về thôn Cấn Thượng, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội, anh Nguyễn Văn Lâm, chủ trang trại chăn nuôi hơn 500 con heo tươi cười cho biết năm nay là năm thắng lợi nhất từ trước tới nay đối với gia đình anh. Giá cả ổn định ở mức 43.000 đến 44.000 đồng/kg, có lúc lên tới 49.000 đến 50.000 đồng/kg nên gia đình anh có lãi khá cao. “Với hơn 500 con heo năm nay gia đình tôi để ra khoảng vài trăm triệu” – anh Lâm nói.