Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chiêu diệt mối bằng bẫy sinh học

Chiêu diệt mối bằng bẫy sinh học
Ngày đăng: 03/08/2015

Do điều kiện địa hình, các hồ thuỷ điện, thuỷ lợi đều ở trong rừng, là điều kiện thuận lợi để mối làm tổ de dọa an toàn đập.

Ông Đinh Văn Hải, cán bộ kỹ thuật Cty CP Phát triển điện miền Trung cho biết: "Chúng tôi đang quản lý vận hành hồ thuỷ điện Ea Krông Ru tại TX Ninh Hoà (Khánh Hoà). Công trình đập được đắp bằng đất lại nằm giữa rừng nên mối xuất hiện rất nhiều trên bề mặt đập, đặc biệt trong mùa mưa.

Sau khi công trình đi vào hoạt động năm 2007, để mối không làm tổ chúng tôi đã phải ký hợp đồng với một đơn vị diệt mối bằng phương pháp bơm hoá chất lên mặt và thân đập. Tuy nhiên biện pháp này đã không đem lại hiệu quả bền vững bởi chỉ một thời gian sau hoá chất bị trôi đi mất do mưa và mối lại xâm nhập làm tổ.

Từ năm 2012 Cty đã ứng dụng phương pháp dùng hệ thống ngăn chặn và bẫy mối - Extrra (bẫy sinh học) nhằm kiểm soát mối cho thân đập đất. Với bề mặt trên 9.000 m2, Cty đã lắp đặt 212 bẫy. Phương pháp này đã loại bỏ hoàn toàn các tổ mối trên thân đập, an toàn hiệu quả mà không gây xáo trộn thân đập trong quá trình vận hành và quản lý khai thác".

Ông Lê Huy Tiến, Giám đốc Cty CP Khử trùng Việt Nam, Chi nhánh Nha Trang cho biết, các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên có hàng ngàn công trình thuỷ lợi, thuỷ điện được xây dựng phục vụ đời sống dân sinh. Đặc điểm chung của các công trình là ở trên cao, địa hình phức tạp, xung quanh được bao bọc bởi rừng cây, độ ẩm không khí cao. Đó là điều kiện để các loại côn trùng, trong đó có loài mối sinh sản phát triển. Nếu không có biệt pháp xử lý để chúng làm tổ sẽ gây mất an toàn hồ đập.

Hiện có nhiều phương pháp diệt mối. Phương pháp thủ công được xử lý bằng cách đào và bắt mối chúa thường mang lại hiệu quả thấp, gây xáo trộn tổ mối, mối thường tái hoạt động trở lại. Tỷ lệ diệt các tổ mối thấp, mối hoạt động trở lại có khả năng đào khoét thân đập mạnh hơn trước, do việc đào bắt gây xáo trộn tổ.

Phương pháp diệt mối hiện tại được sử rộng rãi là dùng dung dịch hóa chất phun xịt để tiêu diệt ngay các loài mối gây hại cho công trình. Biện pháp này có thể tiêu diệt mối tức thời khi phát hiện ra tổ mối. Tuy nhiên đây là loài sinh vật thông minh.

Để tiêu diệt các tổ mối cần phải sử dụng một lượng hóa chất rất lớn bơm xuống các tổ mối trên thân đập, song lại gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các sinh vật có lợi trong đất.

Mặt khác, khi sử dụng hóa chất phun xịt vào môi trường bên ngoài, do điều kiện tự nhiên làm cho một phần hóa chất xử lý bị rửa trôi ngấm sâu vào đất, một phần bị nhiệt độ nắng, mưa làm phân hủy mất đi tính chất của thuốc. Chỉ một thời gian ngắn sau khi phun xịt, đến mùa giao hoan các cá thể mối vẫn xâm nhập và tạo lập tổ mới.

Nhằm khắc phục nhược điểm của các phương pháp trên, từ năm 2012 Cty CP Khử trùng Việt Nam đã áp dụng phương pháp diệt mối bằng hệ thống bẫy mối Extrra, dùng vi sinh trong đất kết hợp với chất dẫn dụ mối Focus để SX ra một loại khí tự nhiên mà mối luôn tìm kiếm đến để tìm thức ăn ưa thích của chúng.

Sau thời gian định kỳ Cty đi kiểm tra nếu thấy mối trong bẫy sẽ dùng hợp chất Requiem làm thức ăn cho mối và chúng sẽ bị tiêu diệt. Phương pháp này mang lại hiệu quả rất cao lại không gây ô nhiễm môi trường, không làm xáo trộn tổ mối. Nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Úc và các nước châu Á đang sử dụng phổ biến công nghệ Extrra để ngăn chặn và bẫy mối.


Có thể bạn quan tâm

Nguy Cơ Mất Cân Bằng Hệ Sinh Thái Nước Ngọt Từ Cá Lau Kiếng Nguy Cơ Mất Cân Bằng Hệ Sinh Thái Nước Ngọt Từ Cá Lau Kiếng

Cá lau kiếng hay còn gọi là cá dọn bể hay cá tỳ bà là loài cá nước ngọt có nguồn gốc từ Nam Mỹ, sống chủ yếu ở đáy các thủy vực nước ngọt, nước lợ. Cá được nhập về Việt Nam chủ yếu từ HongKong và Singapore theo dạng cá cảnh.

05/04/2014
Sạt Lở Đê Bao Vùng Mía Sạt Lở Đê Bao Vùng Mía

Nhằm giúp người trồng mía an tâm sản xuất mỗi khi mùa lũ về, tỉnh đang tiến hành xây dựng đê bao vùng mía nguyên liệu trên địa bàn huyện Phụng Hiệp. Tuy nhiên, trong quá trình thi công đã có nhiều đoạn bị sạt lở nghiêm trọng, gây lo lắng cho chính quyền địa phương và người dân.

28/07/2014
Quảng Nam Xuấtt Hiện Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Nuôi Vụ Một Quảng Nam Xuấtt Hiện Bệnh Đốm Trắng Trên Tôm Nuôi Vụ Một

Thời gian gần đây, tôm nuôi trước lịch xảy ra hiện tượng bị chết hàng loạt tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, như Bình Nam (Thăng Bình), Tam Xuân 1 (Núi Thành), Tam Thanh (Tam Kỳ)... Các mẫu tôm bệnh thu được qua kiểm tra, xét nghiệm đã có 2 mẫu dương tính với vi rút đốm trắng (Tam Kỳ).

05/04/2014
Nông Dân Huyện Lương Sơn Gieo Trồng Được 48.343 Ha Cây Vụ Mùa Nông Dân Huyện Lương Sơn Gieo Trồng Được 48.343 Ha Cây Vụ Mùa

Hiện nay, các địa phương đang chỉ đạo bà con nông dân khẩn trương cấy nốt diện tích lúa còn lại, tiếp tục chăm sóc lúa mới cấy và cây màu vụ Hè - Thu. Đồng thời với việc gieo trồng cây lúa, màu vụ mùa, bà con nông dân còn khẩn trương thu hoạch được 24.699 cây mầu vụ Chiêm - Xuân năm 2008 để kịp thời giải phóng đất cho sản xuất vụ mùa đúng thời vụ.

28/07/2014
Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Từ Cộng Đồng Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản Từ Cộng Đồng

Sóc Trăng nằm trong vùng biển bồi, hệ thống rừng phòng hộ trên 6.000 ha, mức độ nhiễm mặn khác nhau nên tạo ra điều kiện tốt nhất để các giống loài thủy sản sinh sản, phát triển, tái tạo nguồn lợi cho biển, cho vùng nội đồng.

05/04/2014