Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Chiếu cói của người Hrê vừa bền chắc lại khó thấm mưa

Chiếu cói của người Hrê vừa bền chắc lại khó thấm mưa
Tác giả: Thế Khôi
Ngày đăng: 15/12/2015

Nghề lắm công phu

Vào nhà nào của người H’rê, chúng tôi cũng thấy những chiếc chiếu dựng sẵn ở góc nhà.

Khách đến chủ nhà trải ra mời ngồi.

Chiếc chiếu cói khá đơn giản, không hoa văn, màu mè nhưng ngồi lên lại rất êm và mát, thơm phảng phất mùi của đồng quê.

Chị Đinh Thị Hạnh – Phó Chủ tịch UBND xã Pờ Ê cho biết: “Chiếu cói vừa bền, chắc, ấm mùa đông, mát mùa hè nên người dân rất chuộng.

Nguyên liệu lại sẵn trong rừng, chị em thường tranh thủ lúc đi làm đồng chặt cói về làm chiếu.

Phụ nữ trong xã hầu như đều biết đan chiếu cói,  nhưng làng ViKTàu vẫn là nơi đan chiếu nhiều nhất, đẹp nhất”.

Lá cói hái về để đan được phải qua công đoạn phơi.

Thông thường các chị hay phơi dưới trời nắng nhưng hôm ấy vì trời âm u nên chị Y Khai - ở làng ViKTàu đem hong trên giàn bếp.

Theo chị, lá cói phải héo đi, dẻo, mềm thì mới đan được, nếu không sẽ giòn, nát, khó làm.

Không sử dụng khung dệt hay máy móc, tất cả các công đoạn đều được làm bằng đôi bàn tay khéo léo của phụ nữ H’rê.

Tùy theo chiều dài của cói mà làm những chiếc chiếu với chiều dài, chiều rộng khác nhau.

Bà con nơi đây thường làm chiếu có chiều dài 1,5m, 1,6m nhưng cũng có chiếc chiếu dài đến 2m (thường dùng để trải ăn cơm, tiếp khách).

Các chị cho biết, khi đan, ngoài sợi cói đều, để chiếu đẹp, người đan cũng phải biết cách nắn, làm các sợi cói vừa vặn với nhau, khít lại, không gồ ghề.

Chính vì vậy, trừ khâu chuẩn bị nguyên liệu, những người mới tập làm phải mất 3-4 ngày mới có thể hoàn thành một chiếc chiếu.

“Chiếu này bền lắm, rất khó rách, mưa cũng khó thấm nữa” – chị Y Rếch chia sẻ.

Giữ nghề, giữ văn hóa

"Chiếu cói vừa bền, chắc, ấm mùa đông, mát mùa hè nên người dân rất chuộng.

Nguyên liệu lại sẵn trong rừng, chị em thường tranh thủ lúc đi làm đồng chặt cói về làm chiếu”. Chị Đinh Thị Hạnh – Phó Chủ tịch UBND xã Pờ Ê

Nghề dạy nghề, nên không chỉ có phụ nữ mà những em nhỏ nơi đây cũng đan chiếu rất thành thạo.

Như em Y Thao (12 tuổi), vừa gặp chúng tôi, em đã vội khoe chiếc chiếu – sản phẩm đầu tay do chính em đan.

Không riêng em Thao, nhiều em nhỏ, sau giờ học trở về vừa phụ vừa học theo cha mẹ cách làm chiếu.

Biết đan chiếu từ năm lên 10 tuổi chị Y Rếch đến nay đã đan chiếu rất thành thạo.

Chị làm nhanh đến nỗi chúng tôi chỉ kịp nghe thấy tiếng lét két do va chạm giữa từng sợi cói và khi nhìn xuống đã thấy các sợi bện với nhau thành hình ô vuông.

Từng ô vuông được đan khít với nhau, phẳng lì nhìn rất bắt mắt.

“Mình đan được rồi thì lại tiếp tục dạy các em sinh sau cách đan, đan chiếu bằng cói vừa dễ lại vừa khó nên đòi hỏi người đan phải thực sự yêu nghề”.

Theo tìm hiểu, một chiếc chiếu 1,5 – 1,6m được bán với giá khoảng 100.000-150.000 đồng.

Những du khách đi qua Pờ Ê thường mua chiếu về sử dụng hoặc làm quà biếu.

Đối với người dân H’rê, số tiền vài trăm nghìn đồng là một khoản thu nhập đáng kể.

Tuy nhiên, do điều kiện đi lại khó khăn, xa trung tâm, ít tiếp xúc với dân cư ở các vùng lân cận nên số chiếu mà người H’rê có thể bán được chưa nhiều.

Do vậy, người dân Pờ Ê rất hy vọng có một “kênh” để đem những chiếc chiếu độc đáo của người H’rê “tiếp xúc” với cộng đồng, phát triển chiếu cói thành một thương phẩm, tăng thu nhập cho bà con. 


Có thể bạn quan tâm

Trì Chính Làm Giàu Từ Nghề Cói Trì Chính Làm Giàu Từ Nghề Cói

Nằm ở trung tâm huyện Kim Sơn (Ninh Bình), lâu nay làng nghề chiếu cói Trì Chính, xã Kim Chính có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Các mặt hàng chiếu cói và sản phẩm thủ công từ cói được bạn hàng khắp nơi ưa chuộng

23/04/2011
Mùa Cói Ven Sông Yên Mùa Cói Ven Sông Yên

Dòng sông Yên lững lờ uốn lượn qua nhiều xã phía nam huyện Quảng Xương. Tự ngàn đời, dòng nước trong xanh với đôi bờ cây lá xum xuê không chỉ mang lại phong cảnh hữu tình cho các xã vùng chiêm trũng mà sông Yên còn bồi lắng phù sa cho đồng ruộng tốt tươi.

05/08/2014
Phất phơ đời cói Phất phơ đời cói

Gió bắc hanh và làm khô đồng cói sau những ngày mưa. Đồng cói lộ ra vẻ bàng bạc dưới ánh nắng nhạt chiều đông. Những ánh mắt chết lặng của người trồng cói ở xã Nga Thanh (Nga Sơn, Thanh Hóa) khi nhìn chân cói sau những ngày mưa đã ủ nước và bắt đầu mục.

14/12/2015