Chiến Tranh Giá Gạo?

Giới phân tích cho rằng chiến tranh về giá giữa ba nhà XK lớn ở châu Á là Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ có thể xảy ra tới đây.
Mặc dù đã ở mức thấp nhất trong 6 năm gần đây, giá gạo tại thị trường châu Á sẽ tiếp tục giảm sâu hơn nữa do Thái Lan tiến hành xả kho. Giới phân tích cho rằng chiến tranh về giá giữa ba nhà XK lớn ở châu Á là Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ có thể xảy ra tới đây.
Chính phủ Thái Lan đã lên kế hoạch bán ra thị trường 1 triệu tấn gạo mỗi tháng, trong khi mức XK trung bình của năm 2013 chỉ là 558.000 tấn/tháng. Theo dự đoán của Hiệp hội XK gạo Thái Lan, chỉ số giá cơ bản của gạo Thái Lan (vốn đã thấp hơn giá gạo Việt Nam và Ấn Độ) do đó có thể giảm 11%, xuống còn 350 USD/tấn.
Theo ông Chookiat Ophaswongse, Chủ tịch danh dự của Hiệp hội XK gạo Thái Lan, nếu như Việt Nam cũng giảm giá gạo xuống mức thấp hơn Thái Lan, cuộc chiến về giá sẽ xảy ra. Giá gạo tấm 5% của Thái Lan (được sử dụng làm giá tham chiếu trên thị trường châu Á) được ông Chookiat dự báo sẽ giảm xuống chỉ còn 350 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 12/2007.
B.V. Krishna Rao, GĐ điều hành của Pattabhi Agro Foods Pvt. (Công ty XK gạo trắng thường lớn nhất Ấn Độ) cho biết, vì Thái Lan đang bán gạo dự trữ với giá rẻ hơn, khiến số đơn đặt hàng của công ty ông đang sụt giảm. Cũng do động thái xả kho gạo của Thái Lan, giá gạo XK của Ấn Độ cần phải giảm 20 USD/tấn để có thể cạnh tranh.
Darren Cooper - chuyên gia kinh tế cao cấp tại Hội đồng Ngũ cốc quốc tế nhận định, thị trường gạo sẽ cạnh tranh hơn rất nhiều bởi nhân tố Thái Lan. Giá gạo Thái Lan đã giảm mạnh trong năm 2013 và trong vài tuần gần đây xu hướng này càng rõ rệt hơn do Thái Lan cần xả kho để tăng thu ngân sách.
“Nếu chính phủ Thái tiếp tục bán với giá thấp như hiện nay, Thái Lan sẽ có thể lấy lại vị thế nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới”, ông Chookiat nhận định. “Vì giá thấp hơn, các khách hàng của Ấn Độ và Việt Nam sẽ chuyển sang mua gạo Thái Lan”, Darren Cooper nói.
Giá gạo giảm có thể khiến giá thực phẩm ở châu Á giảm và từ đó giúp giảm lạm phát. Giá thực phẩm toàn cầu (được theo dõi bởi Liên Hợp quốc) đã giảm 2,1% trong năm ngoái. Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam là ba nước XK gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 62% khối lượng giao dịch gạo toàn cầu trong năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Gần mười ngày nay, cá dìa con xuất hiện nhiều tại vùng dừa ngập mặn xã Cẩm Thanh, TP. Hội An (Quảng Nam). Người dân làng chài Cẩm Thanh cho biết, mỗi ngày họ có thể bắt khoảng một kg cá dìa con (tương đương 1.000 con).

Phong trào nuôi trăn ở Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển rầm rộ từ năm 1980, nhưng đến năm 1990 thì giá trăn trở nên bấp bênh do xuất khẩu không được thuận buồm xuôi gió, khiến cho nhiều hộ nuôi lao đao, thua lỗ, thậm chí có người còn mang trăn con vào rừng thả bỏ.

Vài năm gần đây, cây quế Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã lấy lại được thế đứng và trở thành một trong 10 đặc sản nổi tiếng của Việt Nam. Đây là tín hiệu vui để cây quế Trà Bồng phát triển, khẳng định thương hiệu, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui ấy là nỗi lo thiếu nguyên liệu.

Năm 2012, tình hình tiêu thụ dừa trái và các sản phẩm từ dừa gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu nhập, đời sống của các hộ dân trồng dừa trong tỉnh Trà Vinh. Bên cạnh đó, giá dừa trái trên thị trường thế giới không ngừng rớt giá, hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn, đã kéo theo giá dừa trong nước giảm đáng kể.

Không những đầu tàu trong làm ăn, phát triển kinh tế, ông Xeo Phò Nang còn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở xã, bản. Ông Xeo Phò Nang đã trở thành người "tiên phong" của bản Quyết Thắng.